.2> Về tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 71 - 72)

Trong một khoảng thời gian dài từ trước quý 3/2007 trở về trước, diễn biến của tỷ giá USD/VND rất ổn định, xu hướng diễn biến của tỷ giá có thể dự báo được và điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp trước những rủi ro lớn một khi thị trường ngoại hối có sự biến động mạnh

Rút kinh nghiệm năm 2008, với tâm lý chủ quan do cho rằng phần nào đã có chinh sách

Nhà Nước bảo vệ, Tổng Cơng Ty chấp nhận bó tay ngồi nhìn tỷ giá biến động bất lợi gây

thiệt hại nặng nề mà khơng có được bất kỳ phản ứng nào. Bước sang năm 2009, Tổng

Công Ty đã từng bước tiếp cận các công cụ tài chinh phái sinh như option, forward, chủ động trong việc phòng ngừa các thiệt hại về tỷ giá. Doanh nghiệp cũng đánh giá cao hơn

vai trị của các cơng cụ này, góp phần làm giảm rủi ro, chi phí tài chinh.

Tuy nhiên năm 2009 hoạt động quản trị rủi ro của Công Ty cịn mang tính chất manh nha, tự phát, chưa có được một chiến lược quản trị tổng hợp từ khâu cân đối nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu thanh toán, chủ yếu hoạt động quản trị rủi ro được tiến hành tại khâu thanh tốn cuối cùng tại Phịng Tài Chính Kế Tốn. Điều này đã gây ra bất lợi cho doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn bị động khi mà tỷ giá chỉ được phịng ngừa tại

khâu thanh tốn mà đúng ra doanh nghiệp cịn có thể phịng ngừa tại khâu ký hợp đồng

nhập khẩu nguyên vật liệu bằng cách: Doanh nghiệp có thể thỏa thuận với phía đối tác cung cấp nguyên vật liệu về đồng tiền giao dịch, hoặc thơng qua một ngân hàng để hốn

đổi đồng tiền.

Với những cố gắng trong công tác phịng ngừa rủi ro, Tổng Cơng Ty đã phần nào giảm bớt được những thiệt hại trong chi phí tài chinh, chênh lệch tỷ giá giảm đáng kể trong

năm 2009. Tuy nhiên do hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phòng ngừa rủi ro cịn

q ít, các ngân hàng lại chưa đưa ra được các sản phẩm phòng ngừa thuyết phục, chủ

yếu cịn mang tính đối phó, giá cả các sản phẩm chưa phù hợp với mục tiêu phòng ngừa

của doanh nghiệp nên phần nào đã hạn chế việc sử dụng các cơng cụ này.

Năm 2010 cơng tác phịng ngừa rủi ro của Tổng Cơng Ty càng khó khăn hơn khi trong

phòng ngừa cho khách hàng mà lại nhằm mục đích hợp thức hóa các khoản mua bán ngoại tệ vượt giá trần quy định của ngân hàng nhà nước, điều này đã khiến thị trường sản phẩm phái sinh càng bị thu hẹp.

Đứng trước tình hình đó, để ứng phó với tình hình biến động về tỷ giá, bên các việc sử

dụng các công cụ tài chinh phái sinh, Tổng Cơng Ty cịn chủ động tăng cường công tác xuất khẩu thép, mở rộng thị trường sang các nước lân cận nhằm chủ động cân đối nguồn ngoại tệ, tránh việc phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngoại tệ trong nước, nhất là trong bối cảnh khi mà tăng trưởng tín dụng về ngoại tệ của Việt Nam trong những tháng

đầu năm 2010 vượt quá mức tăng trưởng tín dụng về đồng nội tệ và tình hình thâm hụt

cán cân thanh toán quốc tế vẫn còn năng nề, điều này sẽ gây áp lực lớn đối với tỷ giá trong những tháng cuối năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)