Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị
trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua giảm.
Nhìn chung kinh tế trong nước năm 2008 tăng trưởng chậm lại, lạm phát tuy có giảm ở những tháng cuối năm nhưng tính chung cả 2008 vẫn ở mức cao (19,89%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 chỉ ở mức 14,6% (năm 2007 là 17,2%). Giá trị gia tăng trong ngành xây dựng bị giảm mạnh, nên giá trị gia tăng chung của công nghiệp và xây dựng
năm 2008 chỉ ở mức 6,33% (thấp nhất trong 17 năm qua)
Chúng ta vẫn chưa quên sự "đỏng đảnh" của thị trường thép năm 2008: Sáu tháng đầu
năm, giá thép trong nước tăng với tốc độ chóng mặt từ hơn 8 triệu đồng/tấn thép cuộn lên hơn 10 triệu đồng/tấn và đạt ngưỡng hơn 19 triệu đồng/tấn. Sáu tháng cuối năm, giá thép đột ngột "rơi" xuống còn hơn 10 triệu đồng/tấn, và gần như thoát khỏi sự kiểm soát
của các nhà sản xuất trong nước. Cơn sốt nóng lạnh bất thường nói trên đã làm nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thép xây dựng trong nước lâm vào cảnh lao đao, một số có nguy cơ phá sản.
Tính tới hết tháng 12 năm 2008, toàn Hiệp hội sản xuất được 3.267.023 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,02%
- Tiêu thụ thép toàn Hiệp hội tháng 12 năm 2008 đạt 305.544 tấn, so với tháng 11 giảm
20,5% so với cùng kỳ năm trước giảm 10,4%
Tính chung 12 tháng năm 2008, toàn Hiệp hội đã tiêu thụ 3.145.179 tấn, so với cùng kỳ năm 2007 giảm 6,28%
Hình 2.14 Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội các tháng của năm 2008 Đơn vị: nghìn tấn 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Thán g 7 Thán g 8 Thán g 9 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Sản xuất Tiêu thụ Nguồn: VSA
Nhìn vào bảng thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ thép qua các tháng của năm 2008 có thể thấy rất rõ vào những tháng cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép của Việt
Nam, số lượng sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm.
Riêng Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam, tính chung 12 tháng năm 2008 tồn Tổng công ty
Bảng 2.3 Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng các tháng của năm 2008 tại Tổng Công Ty ThépViệt Nam
Tháng Sản xuất Tiêu thụ Tháng Sản xuất Tiêu thụ
Tháng 1 193.311 170.005 Tháng 7 151.113 136.525 Tháng 2 170.573 162.100 Tháng 8 153.675 60.818 Tháng 3 228.745 203.163 Tháng 9 71.299 55.750 Tháng 4 207.809 139.871 Tháng 10 67.533 77.066 Tháng 5 200.739 171.619 Tháng 11 141.011 209.965 Tháng 6 168.840 163.558 Tháng 12 189.229 166.827 Nguồn: VNS
Ngồi ảnh hưởng của suy thối kinh tế và lạm phát, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt
giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cũng góp phần tạo nên khó khăn cho chính ngành thép. Hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh thép. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, từ năm 2007 đến nay đã có 32 dự án lớn nhỏ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, với công suất đăng ký lên tới hơn 50 triệu tấn/năm,
và đã có khơng ít dự án đi vào sản xuất. Vấn đề đặt ra, trong khi nhu cầu thật sự của Việt Nam vào năm 2010 chỉ đạt khoảng từ 10 đến 11 triệu tấn và năm 2025 là từ 24 đến 25
triệu tấn thì với cơng suất đăng ký nêu trên chắc chắn sẽ xảy ra khủng hoảng thừa đối với mặt hàng sắt thép xây dựng.
Thêm nữa, năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhất là thị trường bất động sản, làm cho nhu cầu thép xây dựng sụt giảm. Lạm phát tăng ở mức 2 con số. Ðiều này dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của ngành thép gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho cao, chi phí tăng, hiệu quả sản xuất thấp.
tuy vẫn đang trong mùa xây dựng nhưng tiêu thụ thép chậm hơn rất nhiều so với mọi
năm.
Năm 2009, nền kinh tế thế giới đang từng bước hồi phục và với sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước, Tổng Cơng Ty Thép Việt Nam đã phần nào khắc phục được những khó khăn
về tài chính, gánh nặng về cân đối nguồn tiền cũng được giảm bớt.
Trong quý I năm 2009 tiêu thụ thép trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Giá thép xây
dựng giảm mạnh, một số doanh nghiệp phải dùng biện pháp sản xuất gián đoạn hoặc ngừng sản xuất hàng tháng để cầm chừng; Đồng thời lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao do các nước trong khu vực dư thừa thép đã tìm cách xuất khẩu sang Việt Nam nên tình hình tiêu thụ của các đơn vị trong nước càng khó khăn hơn. Từ quý II, kinh tế thế giới đã có sự hồi phục nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ
các nước. Nhu cầu thép cũng được phục hồi và giá thép các loại cũng tăng trở lại trong
quý II và quý III. Đầu quý IV, thị trường thép thành phẩm suy yếu, nhu cầu thị trường
thấp khiến giá thép các loại đều giảm.
Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm, giá thép có xu hướng tăng trở lại, mặc dù vậy giao
dịch trên thị trường vẫn khá trầm lắng do nhu cầu thị trường chưa thật sự tăng, sức mua yếu.
Ước tính thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tồn hệ thống của Tổng công ty, tổng giá trị sản
xuất cơng nghiệp đạt 11.658,7 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994), tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng doanh thu đạt 45.056,4 tỷ đồng, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó: khối Cơng ty mẹ 11.528 tỷ đồng, chiếm 25,6%; khối công ty con 15.137,8 tỷ đồng, chiếm 33,6%; khối công ty liên kết 18.390,6 tỷ đồng, chiếm 40,8%.
Tổng sản lượng thép cán đạt 2,382 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng sản lượng phôi thép đạt 981.502 tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng sản phẩm sau cán (ống thép, tôn mạ, lưới thép, hàng gia công...) đạt 258.024 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Tổng tiêu thụ thép cán và sản phẩm sau cán đạt 2,636 triệu tấn, trong đó thép cán dài 2,238 triệu tấn, thép cán dẹt 174.000 tấn, các sản phẩm sau cán 223.973 tấn; tổng lợi nhuận ước đạt 1.443,6 tỷ đồng.
Năm 2009, theo số liệu thống kê sản lượng thép cán của Hiệp hội thép trên 4 triệu tấn, tăng khoảng 24,9% so với cùng kỳ; trong đó sản lượng của Cơng ty mẹ - Tổng cơng ty
đạt 322.413 tấn (khơng tính sản phẩm thép dẹt), chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng, nếu
tính tồn hệ thống Tổng công ty sản lượng 2,382 triệu tấn chiếm khoảng 59,5%.
Tiêu thụ thép cán của Hiệp hội Thép 4,1 triệu tấn, tăng 29,8 so với cùng kỳ; trong đó Cơng ty mẹ - Tổng cơng ty tiêu thụ 331.499 tấn (khơng tính sản phẩm thép dẹt), chiếm khoảng 8,1% thị phần của Hiệp hội. Nếu tính tồn hệ thống Tổng công ty tiêu thụ trên 2,238 triệu tấn, chiếm khoảng 54,6% thị phần của Hiệp hội Thép Việt Nam.
Hình 2.15 Thống kê sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng toàn Hiệp hội năm 2009
Nguồn: VSA
Bước sang quý 1/2010 lượng tiêu thụ thép có giảm so với các tháng cuối năm 2009 nhưng vẫn đạt mức cao so với cùng kỳ năm 2009.