Bộ phận QCCP trực thuộc phịng Cơng nghệ tin học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 71)

Chịu trách nhiệm vận hành và phát triển hệ thống máy tính phục vụ cho thị trường quyền chọn bao gồm: hệ thống báo giá, hệ thống nhận lệnh từ các CTCK đồng thời kết nối với hệ thống báo giá và hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ để cập nhật kết quả giao dịch và thực hiện thanh toán bù trừ cho các giao dịch đã hồn thành, hệ thống bảo mật thơng tin. Ngồi ra, bộ phận cơng nghệ tin học cịn có nhiệm vụ bảo trì và hợp tác với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cấp và phát triển các hệ thống này để thị

trường giao dịch quyền chọn nói riêng và TTCK phái sinh nói chung hoạt động hiệu quả, an tồn và thơng suốt.

3.1.5. Bộ phận phát triển sản phẩm thuộc Phòng Nghiên cứu và Phát triển

Có nhiệm vụ thẩm định, điều tra các điều kiện và tiêu chuẩn tham gia thị trường đối với quyền chọn cổ phiếu để được niêm yết trên sàn. Ngoài ra, bộ phận này còn phải liên tục xem xét tình trạng của quyền chọn cổ phiếu đã được niêm yết để đưa ra các quyết định kịp thời như: hủy niêm yết hay niêm yết mới phù hợp với diễn biến của thị trường.

3.1.6. Phịng thanh tốn bù trừ

Có một vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo cho thị trường giao dịch quyền chọn vận hành một cách thơng suốt, an tồn và hiệu quả thông qua việc quản lý hoạt động thanh toán bù trừ cho các giao dịch trên thị trường.

Với chức năng thanh toán cho các giao dịch trên TTCK hiện nay cùng với những điều kiện về nhân sự, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới thanh toán…Trung tâm Lưu ký Chứng khốn (TTLKCK) có thể là lựa chọn hàng đầu cho việc thực hiện công việc của Trung tâm Thanh toán bù trừ (TTTTBT) cho các giao dịch quyền chọn tại Sở.

Thanh toán bù trừ trong thị trường giao dịch quyền chọn nói riêng cũng như CKPS nói chung có bản chất khác so với thanh toán bù trừ trên TTCK cơ sở. Thanh toán bù trừ trên TTCK phái sinh không chỉ là tiến hành thanh toán cho tất cả các hợp đồng giao dịch phái sinh mà quan trọng hơn là quản lý rủi ro thanh tốn cho các cơng ty thành viên, giúp ngăn ngừa các trường hợp mất khả năng thanh toán của các thành viên tham gia thị trường thông qua nguyên tắc thế quyền và nghĩa vụ (tức các bên trong giao dịch sẽ phải chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho TTTTBT sau khi bước vào giao dịch)2.

Chính vì ngun tắc này mà TTTTBT luôn giữ tư cách là đối tác trung gian trong mỗi giao dịch, trở thành người bán của tất cả các người mua và là người mua của tất cả các người bán, giúp cho các nhà đầu tư tham gia vào TTCK phái sinh có thể bù trừ vị thế vào bất cứ lúc nào.

3.2. ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH, THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, GIÁM SÁT, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ THANH THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, GIÁM SÁT, CÔNG BỐ THƠNG TIN VÀ THANH TỐN BÙ TRỪ

3.2.1. Cơ sở pháp lý

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh tài chính ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến và còn hạn chế cả về quy mơ lẫn loại hình sản phẩm. Một trong những rào cản cho việc phát triển các loại sản phẩm này chính là chưa có một khung pháp lý rõ ràng và phù hợp để điều tiết các hoạt động trên thị trường. Ngay cả một số sản phẩm tài chính phái sinh đã được tiến hành giao dịch ở các ngân hàng thương mại như quyền chọn tiền đồng, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa VND và USD… nhưng vẫn chưa có những quy định pháp lý chính thức cho phép ngân hàng thương mại kinh doanh và đầu tư vào những sản phẩm này.

Cũng tương tự như thế, khung pháp lý về CKPS nói chung vẫn cịn là một mảng còn hết sức mới mẻ, cần được xây dựng chặt chẽ, đồng bộ để làm cơ sở cho việc phát triển ổn định và vững chắc cho TTCK phái sinh sắp tới.

Kể từ khi TTCK được thành lập và hoạt động, tất cả các văn bản trước kia quy định về chứng khoán và TTCK đều chưa có khái niệm về CKPS hay quyền chọn cổ phiếu, như Quyết định số 79/2000QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 về việc ban hành Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán cho đến Nghị định số 144/2003/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khốn và Thơng tư số 58/2004/TT-BTC Thơng tư Bộ tài chính thi hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP hướng dẫn về Thành viên và giao dịch chứng khoán.

Cho đến khi Luật số 70/2006/QH 11 được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9, khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2007 quy định về chứng khoán và TTCK ra đời, ngoài các loại chứng khốn thơng thường đã được quy định tại các văn bản pháp lý trước kia như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay quyền chọn mua cổ phần, TTCK đón nhận thêm các loại chứng khốn mới quyền chọn

Trên cơ sở nghiên cứu mơ hình khung pháp lý TTCK phái sinh các nước và điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng khung pháp lý về CKPS với kết cấu như sau:

Cấp ban hành Khung pháp lý & hệ thống các quy định về chứng khoán phái sinh

Quốc hội Chính phủ, Bộ tài chính, các Bộ ngành liên quan UBCKNN SGDCK phái sinh, TTTTBT

Luật doanh nghiệp Luật chứng khốn

Các nghị định/thơng tư/văn bản hướng dẫn giao dịch CKPS

Các văn bản quy phạm pháp luật về CKPS, quy định quản

lý & tổ chức SGDCK phái sinh, TTTTBT

Bộ quy chế giao dịch của SGDCK phái sinh

Các nguyên tắc, chuẩn mực của các Hiệp hội KD CKPS Q uy đ ịnh v ề S P / h ợ p đồng Q uy đ ịnh về vi ph ạm hợ p đồng Q uy đ ịnh v ề ki ểm s oá t r ủi ro Q uy đ ịnh qu ản lý th à n h v iê n Q u y đ ịn h v ề q u ả n tr ị c ô n g b ố th ô n g ti n Q uy ch ế về K D tha nh toá n b ù tr ừ Q uy đ ịn h v ề gi a o d ịc h Q uy ch ế th anh to án b ù tr ừ

Bộ quy chế của Trung tâm thanh toán bù trừ

Q uy ch ế quả n lý th à nh vi ê n T T BT

Mã option = Mã cổ phiếu cơ sở + Mã tháng đáo hạn

3.2.2. Quy định về hoạt động giao dịch

3.2.2.1. Các thông số về quyền chọn cổ phiếu:

a. Mã quyền chọn cổ phiếu:

Mỗi quyền chọn cổ phiếu được niêm yết 1 mã riêng để thuận tiện cho việc giao dịch và theo dõi trên bảng điện. Mã của 1 quyền chọn sẽ bao gồm các thành phần sau:

Trong đó:

 Mã option: mã quyền chọn.

 Mã cổ phiếu cơ sở: mã giao dịch của cổ phiếu cơ sở trên SGDCK TP.HCM.

 Mã tháng đáo hạn: SGDCK TP.HCM sẽ đưa ra các quy định về tháng đáo hạn

đối với 1 option cổ phiếu được đưa vào giao dịch trên sàn chính thức. Mỗi tháng đáo hạn này được ký hiệu bởi 1 ký tự trong bảng chữ cái.

Bảng mã đáo hạn

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Quyền chọn mua A B C D E F G H I J K L

Quyền chọn bán M N O P Q R S T U V W X

Ví dụ: 1 option cổ phiếu STB có ký hiệu STBJ được hiểu như sau:

- STB: mã giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín. - J: ký hiệu quyền chọn mua, đáo hạn vào tháng 10.

b. Loại quyền chọn: áp dụng 2 loại quyền chọn phổ biến gồm quyền chọn mua và

quyền chọn bán. Như thế, có 4 loại giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM, đó là:

- Mua quyền chọn mua. - Bán quyền chọn mua. - Mua quyền chọn bán. - Bán quyền chọn bán.

c. Kiểu quyền chọn:

Trong giai đoạn đầu, để loại bỏ sự phức tạp và khó khăn cho nhà đầu tư cũng như thuận tiện cho việc quản lý, kiểm tra giám sát, SGDCK TP.HCM chỉ nên áp dụng

quyền chọn kiểu Châu Âu vì quyền chọn kiểu này có tính ổn định và giảm thiểu rủi ro

cho người bán và giá của quyền chọn rẻ hơn đối với người mua.

d. Quy mô hợp đồng:

Để khuyến khích giao dịch quyền chọn cổ phiếu trong một thị trường còn mới mẻ và các nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm số lượng lớn như Việt Nam, một hợp đồng quyền chọn (hay gọi tắt là 1 quyền chọn) nên được quy định là 10 cổ phiếu (nghĩa là nhà đầu tư có quyền mua/bán 10 cổ phiếu nếu thực hiện một hợp đồng quyền chọn). Quy định này cũng phù hợp với lô giao dịch trên TTCK cơ sở (10 cổ phiếu).

3.2.2.2. Quy định về hệ thống giao dịch:

a. Phương thức giao dịch:

Trong thời gian đầu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho TTTTBT trong việc thu ký quỹ ban đầu từ các CTCK/nhà đầu tư, cần giới hạn số lượng hợp đồng được đặt trên một lệnh trong trường hợp giao dịch mở vị thế. Vì vậy, SGDCK TP.HCM chỉ nên tổ chức giao dịch quyền chọn thông qua hệ thống khớp lệnh điện tử theo phương thức khớp lệnh, bao gồm khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục tương tự như giao dịch cổ phiếu tại SGDCK TP.HCM.

b. Thời gian giao dịch:

SGDCK TP.HCM tổ chức thời gian giao dịch một phiên buổi sáng vào các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định. Thời gian giao dịch quyền chọn nên được tổ chức mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn sàn GDCK cơ sở 15 phút như sau, cụ thể như sau:

Giờ giao dịch 8h15 – 9h00 9h00 – 10h15 10h15 – 10h45

Phương thức

giao dịch

Khớp lệnh định kỳ

xác định giá mở cửa Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa Tình hình giao dịch thời điểm mở cửa thị trường và giá mở cửa của CKPS được xem là kim chỉ nam cho xu hướng của TTCK cơ sở, từ đó tác động đến tâm lý và quyết định về giá của nhà đầu tư trên TTCK cơ sở. Khoảng thời gian 15 phút từ phiên mở cửa sàn giao dịch CKPS đến phiên mở cửa sàn giao dịch chứng khoán cơ sở là cần thiết và đủ để nhà đầu tư cân nhắc đưa ra quyết định mua bán chứng khoán cơ sở.

Trong khi đó, thời gian đóng cửa trễ hơn tạo điều kiện cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định giao dịch CKPS chính xác hơn dựa trên thơng tin đóng cửa của TTCK cơ sở. Giá đóng cửa của TTCK cơ sở sẽ được dùng để định giá tài khoản vị thế của nhà đầu tư nên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định lời/lỗ và mức ký quỹ bổ sung (nếu có). Nên việc duy trì giao dịch CKPS thêm 15 phút sau khi đã có các thơng tin này trong cùng một ngày giao dịch (tức khi TTCK chưa có nhiều thơng tin khác gây ảnh hưởng đến giá) là vô cùng cần thiết nhằm tăng tính thanh khoản của CKPS và bảo vệ nhà đầu tư. Ngồi ra, việc đóng cửa sàn giao dịch CKPS trễ hơn còn giúp nhà đầu tư thực hiện được chiến lược giao dịch CKPS để phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch chứng khốn cơ sở của mình vừa được thực hiện trong cùng ngày giao dịch.

Riêng vào ngày giao dịch cuối cùng: thời gian đóng cửa sẽ sớm hơn ngày giao dịch thơng thường, có thể đóng cửa sớm hơn TTCK cơ sở từ 30 đến 60 phút.

c. Lệnh giao dịch:

Do thị trường quyền chọn là thị trường mới nên chỉ áp dụng lệnh giới hạn cho giao dịch quyền chọn. Đây là loại lệnh phổ biến và được áp dụng chủ yếu tại các Sở chứng khoán quốc tế, các nhà đầu tư Việt Nam cũng đã rất quen thuộc với loại lệnh này do tính dễ sử dụng và hiệu quả của nó.

d. Đơn vị giao dịch:

Để thuận tiện cho việc tính tốn giá trị, đơn vị giao dịch sẽ là 01 hợp đồng. Mỗi hợp đồng bao gồm 10 cổ phiếu (tương đồng với giao dịch cổ phiếu).

e. Đơn vị yết giá:

Tùy theo mức giá quyền chọn mà SGDCK TP.HCM đưa ra đơn vị yết giá khác nhau, cụ thể đơn vị yết giá được quy định đối với giá quyền chọn như sau:

Mức giá (VNĐ) Dưới 50.000 50.000 đến trên 100.000 Trên 100.000

Đơn vị yết giá (VNĐ) 100 500 1.000

f. Biên độ dao động giá:

Do mối quan hệ mật thiết giữa cổ phiếu trên TTCK cơ sở với quyền chọn cổ phiếu trên TTCK phái sinh nên sự biến động giá hợp đồng quyền chọn sẽ bị tác động bởi giá cổ phiếu đang giao dịch. Vì thế, biên độ dao động giá quyền chọn được quy định căn cứ

vào tình hình cụ thể của thị trường và biên độ dao động giá cổ phiếu. Cụ thể: trong giai đoạn đầu, SGDCK TP.HCM áp dụng biên độ dao động giá quyền chọn cổ phiếu là + 5 % so với giá tham chiếu (giống biên độ dao động giá cổ phiếu).

g. Giá tham chiếu:

Khác với TTCK cơ sở, trong ngày đầu niêm yết mới hoàn toàn một sản phẩm quyền chọn, SGDCK TP.HCM không đưa ra mức giá tham chiếu, mà để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ nhà đầu tư cá nhân, SGDCK TP.HCM sẽ cung cấp chương trình tính giá hợp lý quyền chọn trên trang web của Sở để nhà đầu tư có thể tham khảo nhằm đưa ra mức giá giao dịch hợp lý tùy theo khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người.

Đối với những ngày giao dịch khác, giá tham chiếu sẽ là giá khớp lệnh đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.

h. Giá thực hiện:

SGDCK TP.HCM cần đưa ra các chuỗi quyền chọn cổ phiếu có giá thực hiện gần với giá thị trường tại thời điểm hiện tại của cổ phiếu nhằm khuyến khích giao dịch và hình thành nên một mức phí giao dịch hợp lý. Trong trường hợp giá cổ phiếu tăng hay giảm, các mức giá thực hiện mới gần với giá cổ phiếu hơn sẽ được SGDCK TP.HCM bổ sung vào.

Việc thiết lập giá thực hiện, SGDCK TP.HCM có thể áp dụng mức chênh lệch giá sau:

Chênh lệch giá thực hiện (VNĐ) Giá cổ phiếu (VNĐ)

500 P < 100.000

1.000 100.000 = < P < 200.000

2.000 P > = 200.000

i. Tỷ lệ ký quỹ:

Tùy theo loại giao dịch quyền chọn mà đưa ra mức ký quỹ cụ thể nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Trong bước đầu áp dụng giao dịch quyền chọn, để tạo ra sự ổn định cho thị trường và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, SGDCK TP.HCM cần quy định mức ký quỹ cao.

 Mua quyền chọn mua/quyền chọn bán: do ở vị thế mua nên có thể khơng thực hiện quyền, do đó khơng cần ký quỹ nhưng nhà đầu tư phải có đầy đủ số dư tiền trong tài khoản khi muốn thực hiện quyền để đảm bảo thanh toán.

 Bán quyền chọn mua: nhà đầu tư phải có đầy đủ số dư cổ phiếu trong tài khoản

chứng khoán tương ứng với khối lượng hợp đồng chào bán.

 Bán quyền chọn bán: nhà đầu tư phải có số dư tiền trong tài khoản tương ứng 100% giá trị hợp đồng.

j. Phí giao dịch và phí thanh tốn:

 Về phí giao dịch: nên được quy định mức phí tối đa, ở mức 0,5% giá trị giao dịch như TTCK cơ sở. Từ đó, tạo được tính cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ để nhà đầu tư có được mức phí hợp lý, dịch vụ tốt nhất.

 Về phí thanh tốn: đề nghị chưa thu loại phí này như TTCK cơ sở.

k. Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện:

Nhằm ngăn chặn giao dịch thao túng thị trường, SGDCK TP.HCM cần phải đưa ra quy định về hạn mức vị thế (số quyền chọn tối đa mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ về 1 phía của thị trường) và hạn mức thực hiện (số quyền chọn đối đa có thể được thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục bất kỳ bởi một nhà đầu tư riêng lẻ hay 1 nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)