CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
3.1 KHUYẾN KHÍCH CÁC TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM CHUYÊN
NGHIỆP PHÁT TRIỂN
¾ Xã hội hóa hoạt động xếp hạng tín nhiệm:
Trong thị trường tài chính kém hiệu quả, xếp hạng tín dụng sẽ là một tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư hay doanh nghiệp phát hành trong việc đánh giá rủi ro trái
phiếu. Các nhà hoạch định chính sách nên hỗ trợ các cơng ty tư nhân tham gia vào hoạt động này chứ không phải chỉ là các doanh nghiệp nhà nước, như CIC hiện đang thu thập và công bố các thơng tín xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hay xếp hạng trái phiếu. Chỉ duy nhất CIC có quyền thu thập các báo cáo tài chính của các khách hàng vay vốn do các ngân hàng cung cấp. Nhưng đôi khi các thơng tin lại thiếu chính xác và lạc hậu. Sự tham gia của các tổ chức xếp hạng không phải nhà nước này sẽ giúp hoạt động cung cấp thông tin được khách quan và hiệu quả hơn. Một khi được tư
nhân hóa, tất cả các thơng tin trên thị trường sẽ là như nhau giữa các nhà đầu tư, tâm lý đầu tư sẽ được cải thiện và củng cố hơn.
¾ Xây dựng khung pháp lý về hoạt động định mức tín nhiệm :
Ở các nước phát triển định mức tín nhiệm đối các chứng khoản nợ là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường tài chính nói chung và thị trường trái
phiếu nói riêng. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư là tổ chức khi quyết định lựa chọn một chứng khốn nợ để đầu tư thường tìm hiểu những thơng tin cần thiết liên quan đến đối tượng đầu tư nhằm xác định mức rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động đầu tư của mình. Chính vì vậy, nhu cầu xếp hạng tín nhiệm
đối với các chứng khốn nợ đa trở nên bức thiết và có ý nghĩa lớn đối với nhà đầu
tư, tổ chức phát hành và thị trường. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động xếp hạng,
định mức tín nhiệm góp phần rất lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư minh
bạch, công khai và lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào các chứng khoán nợ – một lượng hàng hóa đáng kể của thị trường chứng khốn.
Do đó, vấn đề xây dựng một mơi trường pháp lý thơng thống cho việc hình
thành và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là hết sức cấp bách. Một mặt nhằm tới mục tiêu thúc đẩy thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ phát triển, mặt khác là để bổ sung một chủ thể không thể thiếu được của thị trường chứng khốn Việt Nam. Việc xây dựng và hồn thiện
khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín
nhiệm với tư cách là một chủ thể độc lập trên thị trường chứng khốn Việt Nam, trước tiên phải mang tính chất tiền đề, là những cơ sở pháp lý cơ bản nhất để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực định mức tín nhiệm, đồng thời định ra hướng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Mặt khác, phải có sự dung hịa tính chất hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an tồn pháp lý của hoạt động này. Có như vậy thì sự điều chỉnh của pháp luật mới có hiệu quả và thúc đẩy hoạt động định mức tín nhiệm nói riêng và
hoạt động của thị trường chứng khốn nói chung phát triển. Chiến lược xây dựng
này vừa đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của thị trường, vừa phải thích
hợp với sự phát triển lâu dài của hoạt động định mức tín nhiệm. Từ quan điểm này,
đề xuất một số nội dung cụ thể cần thực hiện khi triển khai xây dựng khung pháp lý
cho hoạt động này như sau:
a. Bổ sung thêm vào Luật chứng khoán những quy định về đại vị pháp lý,
nguyên tắc tổ chức hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm:
Những quy định trong Luật Chứng khoán nên thể hiện sự khái quát, bao trùm về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khốn, cịn những quan hệ cụ thể phát sinh sẽ được điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản hướng dẫn dưới luật. Như vậy có thể thấy rằng, Luật Chứng khốn sẽ đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các hoạt động trên thị trường chứng khốn, trong đó có hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm. Vì vậy, trong Luật này cần bổ sung một phần quy định về những vấn đề chung nhất trong hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm như: khái niệm, địa vị pháp lý,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm...
b. Ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm:
Bên cạnh việc quy định những điều khoản chung nhất cho hoạt động định mức tín nhiệm trong Luật Chứng khốn, Chính phủ cần ban hành Nghị định để điều
chỉnh chi tiết các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này. Cùng với quá trình phát triển của thị trường chứng khốn, khơng loại trừ khả năng sẽ ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm trên cơ sở tổng hợp, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế thi hành Nghị định này và nhu cầu phát triển của thị trường chứng khốn… Mặc dù hoạt động định mức tín nhiệm của nhiều nước trên
thế giới như Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản... đều được chi phối bởi các luật
liên quan, nhưng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, thì các quan hệ này nên
được điều chỉnh bằng Nghị định là hợp lý. Quan điểm này xuất phát từ lý do chủ
yếu là, quan hệ định mức tín nhiệm là một hoạt động hồn toàn mới đối với nước ta, các nhà làm luật khó có thể dự liệu hết những quan hệ phát sinh cũng như tính chất phức tạp của nó. Vì vậy, nếu ban hành luật thì việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế trong quá trình thực thi sẽ khó khăn hơn do những thủ tục lập pháp phức tạp hơn. Trong khi đó, Nghị định do Chính phủ ban hành vừa đảm bảo hiệu lực pháp lý
đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến định mức tín nhiệm, vừa có thể được sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời do thủ tục lập pháp đơn giản hơn nhiều so
với luật. Theo đó, trong Nghị định tương lai về tổ chức và hoạt động của tổ chức
định mức tín nhiệm cần có những quy định cụ thể đối với các vấn đề sau:
- Loại hình tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Điều kiện, trình tự thành lập và thủ tục cấp phép hoạt động đối với tổ chức định mức tín nhiệm;
- Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp và các vấn đề liên quan đến giấy phép hành
nghề đối với nhân viên nghiệp vụ của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Cơ cấu sở hữu của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Nguyên tắc hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Phạm vi hoạt động và đối tượng xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Vấn đề công bố thông tin của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Chế độ tài chính, kế tốn của tổ chức định mức tín nhiệm;
- Việc thanh tra, giám sát các hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
Ngồi ra, trong Nghị định nói trên cần phải dành một chương (hoặc phần) để
pháp điển hoá các khái niệm, các quy định về hoạt động định mức tín nhiệm. Cần chú ý rằng đây là lĩnh vực mới đối với các doanh nghiệp và cơng chúng Việt Nam, cho nên địi hỏi việc giải thích các thuật ngữ, khái niệm phải ngắn gọn, dễ hiểu và
đầy đủ phù hợp với tư duy và trình độ hiểu biết của quảng đại cơng chúng, tránh cầu
kỳ, rườm rà, khó hiểu.
Việc ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định như Quy chế, Thơng tư…cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể xem đây là những điều kiện cơ bản để các quy định của Nghị định đi vào cuộc sống.
c. Đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức
định mức tín nhiệm:
Để tạo ra một khung pháp lý hồn chỉnh cho việc hình thành và hoạt động hiệu
quả của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam khơng thể chỉ giới hạn trong
khuôn khổ xây dựng những văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực này, mà phải có sự đồng bộ hoá các quy định pháp luật liên quan
đến chúng. Trước hết, đó là pháp luật về chứng khốn và thị trường chứng khốn
nói chung. Chúng ta thấy rằng, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng như toàn bộ thị trường chứng khốn. Từ đó, cần dự liệu khả năng phát sinh các quan hệ và xung đột lợi ích để chỉnh sửa kịp thời những quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, giám sát...
Đối với pháp luật về tài chính, tiền tệ cần có những quy định để khuyến khích
tạo ra nhiều loại giấy tờ có giá có thể trao đổi mua, bán trên thị trường, hình thành các quy định chuyên biệt về kế toán, kiểm toán áp dụng cho tổ chức định mức tín
động của doanh nghiệp được xếp hạng hoặc có chứng khốn được xếp hạng nói
chung và đối với tổ chức định mức tín nhiệm nói riêng. Việc này nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp quan tâm đến việc xếp hạng.
Đối với pháp luật dân sự và kinh tế có thể xem xét bổ sung thêm trong các loại
hình hợp đồng kinh tế, dân sự đang tồn tại những quy định về hợp đồng định mức tín nhiệm. Theo đó, quy định rõ chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ phát sinh. Song song đó, Pháp lệnh hiện hành về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cần bổ sung những quy định thừa nhận các tranh chấp phát sinh từ hoạt động định mức tín nhiệm là các tranh chấp về kinh tế và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế.
Như vậy, qua trình bày trên, khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam sẽ bao gồm việc bổ sung vào Luật chứng khốn, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm kết hợp đồng thời với việc đồng bộ hoá các quy định pháp luật có liên quan
đến hoạt động này. Hướng xây dựng như vậy, một mặt đáp ứng được những nhu cầu
thực tế của việc hình thành một khung pháp lý hoạt động định mưc tín nhiệm, đảm bảo được tính đồng bộ với các ngành luật có liên quan, mặt khác vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc lập pháp để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả.