CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC:
3.3.2 Tăng sức hấp dẫn trong việc giao dịch trái phiếu Chính phủ
Đẩy mạnh việc phát hành TPCP là phương thức huy động vốn hữu hiệu cho
ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển thị trường tài chính.
Tuy nhiên, để TPCP thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư địi hỏi phải tăng tính thanh khoản cho TPCP. Muốn làm được điều đó, cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp trước hết cần phải thực hiện tốt việc kế hoạch hố cơng tác phát hành và cơng khai hố thơng tin; đa dạng hoá kỳ hạn phát hành TPCP (từ 90 ngày đến 15 năm) và hình thành các kỳ hạn chuẩn; thực hiện tái cơ cấu lại các loại TPCP đã phát hành; nâng cấp hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ theo hướng tự động hoá và rút
ngắn thời gian thanh tốn; hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm.
Giảm phí giao dịch: Theo quyết định 2276/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, từ ngày
1/7/2006 việc đấu thầu TPCP sẽ được tập trung tại Trung tâm Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (TTGDCK). Hiện đã có 34 thành viên tham gia đấu thầu, trong đó có các thành viên nước ngồi như: Ngân hàng Standard Chartered, Citi Bank, Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải… cho thấy, TPCP đã có sức hấp dẫn nhất định đối
với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề được các thành viên quan tâm nhiều nhất là các mức phí và phương thức phát hành.
Hiện TPCP phát hành chủ yếu qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành. Nhưng mức phí các thành viên được hưởng qua phương thức đấu thầu là 0,075% tổng mệnh giá phát hành, chỉ bằng một nửa so với phát hành qua bảo lãnh cho cùng một loại trái phiếu có cùng kỳ hạn, lãi suất nên các thành viên đều tập trung vào mua bảo lãnh phát hành (chiếm đến hơn 90% số trái phiếu phát hành). Vì thế, lãi suất TPCP
thường không sát với thị trường. Đại diện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), đơn vị có doanh số mua bàn TPCP mỗi năm đến 8.000 tỷ đồng cho biết: Thủ tục mua bán TPCP rất phức tạp. Khi Vietcombank hoàn tất thủ tục với khách hàng của mình mới tiến hành đặt lệnh giao dịch với cơng ty chứng khốn. Như vậy, với một giao dịch có đến 4 bên tham gia: khách của ngân hàng (NH), NH, cơng ty chứng khốn và TTGDCK. Chỉ một khâu nào đó bị trục trặc là giao dịch bất thành. Hơn nữa, theo quy định, thời hạn thanh toán khi trúng thầu TPCP là T+1. Nhưng thực tế, các thành viên đều phải chuyển tiền từ ngày T đã làm phát sinh thêm chi phí của NH. Vì thế, cần có những quy định cụ thể cho các giao dịch mua bán TPCP.
Một hạn chế nữa là hiện mới chỉ có trái phiếu kỳ hạn 5 năm nên các NH không thể xác định “chuẩn” giá và lãi suất cho các trái phiếu còn kỳ hạn dưới 5 năm khi giao dịch ở thị trường thứ cấp nên không tạo được điều kiện cho thị trường này phát triển. Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước cũng cần công bố trước số lượng và thời gian phát hành TPCP của từng phiên một cách rộng rãi để các thành viên tham khảo và có kế hoạch tham gia.
Tập trung phát hành lô lớn : Phải tiến hành đổi mới phương thức phát hành
bằng cách hạn chế bán lẻ TPCP, giảm bớt tần suất phát hành và chủ yếu tập trung vào phát hành trái phiếu theo lơ lớn. Chẳng hạn như thay vì phát hành liên tục TPCP theo lô nhỏ vài trăm tỷ đồng thì nên để dồn lại và phát lơ 1.000 – 2.000 tỷ đồng, có cùng ngày thanh tốn, cùng một lãi suất. Việc phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP.