CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC:
3.3.4 Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”
Các nhà kiến tạo thị trường thường là các quỹ đầu tư, các cơng ty chứng khốn với các hoạt động cơ bản như: đầu tư, môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Họ là những nhà phân phối trái phiếu thường xun, có tính chun nghiệp cao nên có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác
nhau. Bên cạnh giao dịch ở trung tâm giao dịch chứng khoán, trái phiếu có thể giao dịch theo hình thức thỏa thuận trên thị trường OTC. Đây là thông lệ mà các nước thường sử dụng vì sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian cho việc phát hành. Đối với thị trường trái phiếu TP.HCM, để thu hút các nhà kiến tạo thị trường, cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức Bộ tài chính về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu khơng nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. Bộ tài
chính cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, kèm theo đó là xây dựng kế hoạch phát hành theo lịch biểu chặt chẽ để cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường; đồng thời, sử dụng kỹ thuật phái sinh để phòng chống rủi ro đối với các trái phiếu
dài hạn và điều chỉnh đường cong lãi suất chuẩn bằng việc đưa vào áp dụng hợp đồng mua bán lại.
Tuy lượng đã có biến chuyển, thị trường giao dịch trái phiếu ở nước ta hiện vấn chưa thực sự có sức bật về chất. Các nhà đầu tư vẫn chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển theo chiều sâu hầu như chưa có: dịch vụ định mức tín nhiệm, dịch vụ định giá trái phiếu ...
Cịn nhìn vào các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, dù số lượng tăng nhanh nhưng những doanh nghiệp thực sự phát huy được kênh huy động vốn từ trái phiếu hiệu quả tính trên đầu ngón tay. Số lượng doanh nghiệp phát hành hàng nghìn tỷ đồng “trơng đi, ngoảnh lại” cũng chỉ có vài “anh” lớn là doanh nghiệp Nhà nước. Làm sao để khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường qua phát hành trái phiếu, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng ? “Cú hích” nào cho thị trường trái phiếu đủ sức bật cả về chất và lượng đang là trăn trở không chỉ của riêng lãnh đạo ngành.
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về trái phiếu và thị trường trái phiếu, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn, Luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiệp của thị trường trái phiếu với hy vọng thị trường trái phiếu VN sẽ tiến nhanh, tiến mạnh trong thời gian tới, góp phần phát triển thị trường chứng khốn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
QUÝ 1/2008
¾ Lãi suất diễn biến phức tạp, tuy nhiên đang có xu hướng giảm làm cho các doanh nghiệp bớt căng thẳng và tạo sự lạc quan cho thị trường trái phiếu Việt Nam.
¾ Tỷ giá USD/VND sau thời gian ngắn giảm đã có xu hướng tăng trở lại, việc giảm nguồn vốn gián tiếp vào thị trường tài chính là một điều đáng lo ngại.
¾ Năm 2008, nhu cầu phát hành và nắm giữ trái phiếu tại Việt Nam rất lớn.
TỔNG QUAN VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUÝ 1/2008
Trang
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.................................................................................... 3
LÃI SUẤT ............................................................................................................................... 3
LIBOR...................................................................................................................................... 4
USD/VND................................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ............................................................................ 8
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ...................................................................... 10
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ.............................................................................. 13
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP ............................................................ 13
TỔNG QUAN VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUÝ 1/2008
Tổng kết nền kinh tế Việt Nam trong 3 tháng đầu năm như sau:
- Tăng trưởng GDP khá nhưng thấp hơn mục tiêu đề ra: quý 1/2008 chỉ đạt 7,4% so với
quý/2007 là 7,7%.
- CPI tiếp tục tăng: Tháng 3/2008 so với tháng 12/2007 tăng 9,19% và chỉ số giá vàng tăng 18,46%.
- Nhập siêu tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần xuất khẩu: quý
1/2008 xuất khẩu tăng 13 tỷ tương đương 22,7% và nhập khẩu tăng 20,39 tỷ tương đương
62,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí và hiệu
quả đầu tư.
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LÃI SUẤT
Cuối ngày 31 tháng 1, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục nóng đột ngột, đã có ngân hàng phải vay với lãi suất qua đêm thậm chí đến 40%, nhằm bảo đảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và bảo đảm nhu cầu vay tiêu dùng cuối năm của dân cư. So với cùng Tết nguyên đán
năm ngoái, nhu cầy vay tiêu dùng của người dân tăng cao hơn nhiều.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý 1/2008 là 7,4% (so với cùng kỳ năm ngoái là 7,8%), nhưng lạm phát
tăng cao quý 1/2008 đã là 9%, có thể năm 2008 tỷ lệ này sẽ ít nhất 15%. Tháng 2/2008, nhằm hạn chế tình hình lạm phát (trong 3 tháng đầu năm là gần 9%), chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản (từ 8.25% lên 8.75%), lãi suất chiết khấu (từ 4.5% lên 6%), lãi suất tái cấp vốn (từ 6.5% lên 7.5%) và phát hành 20.300 tỷ tín phiếu khơng tái chiết khấu bắt buộc mua đối với các tổ chức tín dụng. Để giải quyết tình trạng tiền đồng khan hiếm, các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động, tăng cao lãi suất cho vay, tạm dừng các khoản cho vay khách
hàng…
Các ngân hàng nói chung trong điều kiện lạm phát cao, kéo dài hơn một năm qua, chủ yếu tăng dư nợ quá đà bằng cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh chứng khoán và cho vay bất động sản (cụ thể dư nợ quý 1/2008 tăng 68,5% so cùng kỳ năm ngối). Tháng 2/2008, khi những thị trường này có dấu hiệu xấu, các ngân hàng thật sự đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trong cộng hưởng với áp lực thắt
chặt tiền tệ của Chính phủ. Các ngân hàng thương mại thật sự bước vào một cuộc đua siêu lãi suất, các
ngân hàng càng mất khả năng thanh khoản càng tăng lãi suất huy động. Cụ thể, Việt Á tăng lãi suất lên 13,92%/năm kỳ hạn 1 – 3 tháng, Sea Bank điều chỉnh lãi suất huy động vốn 1 tháng lên 12%/năm, An Bình và nhiều ngân hàng khác cũng thực hiện chính sách lãi suất tương tự với mục đích thu hút nguồn
tiền nhàn rỗi và đảm bảo thanh khoản vốn. Mặt khác, để tăng cường nguồn vốn hoạt động, các ngân hàng thương mại chấp nhận bán rẻ các trái phiếu đang nắm giữ, tạo một cơ hội thuận lợi mua trái phiếu cho các ngân hàng nước ngoài và quỹ đầu tư nước ngoài. Từ cuối năm 2007 đến nay, các tổ chức nước ngoài đã mua khoảng 5 tỷ USD trái phiếu.
Chính phủ hạn chế cuộc chạy đua lãi suất hỗn loạn đã ban hành mức lãi suất trần 12%/năm cho các
ngân hàng thương mại, đến tháng 4 dự kiến xuống 11% và đến tháng 6 sẽ còn 10%. Tuy nhiên, hiện nay vốn khả dụng của các ngân hàng tạm thời bình ổn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn đang giảm dần, cụ thể lãi suất qua đêm chỉ cịn 7%/đêm. Những tín hiệu về việc ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất đã rõ ràng, trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2008 của hệ thống ngân hàng được khuyến nghị chỉ ở mức 30%. Diễn biến này có thể dẫn tới tình trạng khoảng quý III trở đi,
nhiều ngân hàng thừa vốn khả dụng, tìm đến kênh đầu tư trái phiếu có thể là một sự lựa chọn.
Một dự báo xu hướng giảm của lãi suất tiền tệ sẽ tạo sự lạc quan cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Tuy nhiên, theo bảng yết giá trái phiếu chính phủ của 10 ngân hàng trên Bloomberg ngày 31/03/2008, bechmark trái phiếu chính phủ 5 năm đã tăng 12 điểm so với tuần rồi, trở lại gây khó
khăn cho tính thanh khoản, các nhà đầu tư muốn chào bán trái phiếu phải chấp nhận tăng lãi suất. Có thể nguyên nhân do các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ lơ lớn liên tục thất bại, thị trường đang dự báo chính phủ phải tăng lãi suất của trái phiếu trong đợt đấu thầu tiếp theo.
LIBOR
Trong một tháng, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm 3 lần lãi suất cơ bản, lần một từ 4.25% còn 3,5%, lần hai từ 3,5% còn 3% và mới nhất là 3% còn 2.15%. Cùng với sự kiện ngân hàng đầu tư thứ 5 của Mỹ Bear Stearns đứng trước nguy cơ phá sản, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao đao, CitiGroup đã mất khoảng 200 tỷ USD. Biện pháp cắt giảm lãi suất tháng 3 lần này nhằm cứu vãn tình hình khủng hoảng của thị trường tài chính Mỹ và kéo màu xanh trở lại trên thị trường Mỹ và các thị trường khác trên thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang ở thời kỳ tăng trưởng chậm, kéo theo sự trì trệ đối với các nền kinh tế kém phát triển và đang phát triển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Đối với Việt Nam, hơn 80% vật tư nguyên liệu phải nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất gấp 1,7 lần GDP.
Trong thời gian tiến đến cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008, nền kinh tế Mỹ tiếp tục chịu đựng
tình hình lạm phát tăng cao. Việc cắt giảm lãi suất này có khả năng dẫn đến đồng tiền Mỹ tiếp tục mất giá, tỷ giá USD/VND có xu hướng tiếp tục giảm, đẩy giá trị đồng Việt Nam tăng cao, là nguy cơ cho sự tiếp diễn tính khan hiếm của đồng Việt Nam và cho tình hình xuất khẩu.
USD/VND
Kim ngạch xuất khẩu quý 1/2008 là 13 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm và kim ngạch nhập khẩu 20,3 tỷ USD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm ngối. Tóm lại, Việt Nam là một nước nhập siêu với tỷ lệ nhập siêu quý 1/2008 là 56,5 tỷ USD so với kim ngạch xuất khẩu (tỷ lệ nhập siêu cùng kỳ năm ngối 18,2 tỷ USD). Với tình hình nhập siêu này, dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm 2008 sẽ khơng có thặng dư nhiều.
Trong quý 1/2008, NHNN đã tính tốn tiền đồng lên giá 6,1% so với năm 2000. Tỷ giá USD/VND
giảm khiến cho tiền đồng trở nên có giá thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Tiền đồng trở nên có giá, thu hút một khối lượng USD lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường tiền tệ Việt Nam, nhưng chủ yếu các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hợp đồng giao ngay và kỳ hạn ngoại tệ nhằm hưởng
chênh lệnh tỷ giá.
VNĐ tiếp tục tăng giá so với USD nên khi có nhu cầu chuyển nhượng trái phiếu hoặc đáo hạn chuyển sang USD, nhà đầu tư lại có lợi về chênh lệch tỷ giá 5% - 10%.
Nguồn: website www.acb.com.vn
Trong ngày 10/03/2008, tỷ giá USD do Ngân hàng Nhà nước cơng bố giảm thêm 5 đồng, cịn 16.025
đồng/USD, với biên độ +/-1%, các ngân hàng có thể niêm yết giá mua bán USD dao động 15.865 –
Bloomberg, tiền đồng Việt Nam đã mạnh nhất từ tháng 6/2007 đến nay, cụ thể là ngày 10/3/2008 tỷ giá USD/VND đã rơi xuống còn 15,865, thấp nhất từ năm 2006 đến nay.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 25/03/2008, tỷ giá USD/VND đã đảo chiều trở lại từ 15,810 tăng vọt
nhanh chóng đến 16,068, tăng hơn 300 VND/USD. Nguyên nhân thứ nhất là nguồn cung USD có dấu hiệu giảm xuống trong cả khối đầu tư gián tiếp nước ngồi; thứ hai là do thơng tin Ngân hàng Nhà nước có chủ trương mua vào ngoại tệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu
Các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu và chi trả dịch vụ cho
đối tác nước ngoài. Giá cả hàng hoá nhập khẩu bằng USD tăng cao, nhất là giá xăng, giá sắt thép, giá hoá
chất,.... Cuối quý 1 này, các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động USD.
Tỷ giá USD/VND đảo chiều chính là một tin vui cho xuất khẩu, nhưng việc giảm nguồn vốn gián tiếp vào thị trường tài chính là một điều đáng lo ngại.
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
Tổng giá trị thị trường trái phiếu chiếm khoảng 14% GDP (khoảng 115.000 tỷ) trong đó 8 tỷ USD trái phiếu chính phủ và 1 tỷ USD trái phiếu đơ thị. So với tiềm năng và nhu cầu, tỷ trọng thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực.
Hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà vừa ký Quyết định số 86/QĐ-BTC phê duyệt Đề án xây dựng thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), sẽ vận hành vào quý 3/2008. Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh.
Theo quan sát đường cong lãi suất của Bloomberg, độ chêch lệch (spread) của trái phiếu chính phủ là trong khoảng từ 120 đến 150 điểm trong một năm từ quý 1/2007 đến quý 1/2008.
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trái phiếu chính phủ vẫn có vai trị chủ đạo trên thị trường trái phiếu Việt Nam, chiếm 82% thị
trường trái phiếu Việt Nam. Khối lượng giao dịch niêm yết của thị trường chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Theo kế hoạch năm 2008, chính phủ dự kiến phát hành 9,000 tỷ đồng trái phiếu trong quý 1.
Tình hình lãi suất trái phiếu chính phủ
Lãi suất trên thị trường sơ cấp của trái phiếu chính phủ là lãi suất trúng thấu trái phiếu trong những phiên giao dịch gần nhất.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giao dịch trái phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài tăng 55% trong năm 2007. So với lãi suất 4 - 5%/năm ở nước ngoài, lãi suất 8,5%/năm của trái phiếu chính phủ Việt Nam được coi là rất hấp dẫn.
Tình hình lãi suất thị trường sơ cấp như sau:
KỲ HẠN Lãi suất 1 năm 7.70% 2 năm 7.68% 3 năm 7.95% 5 năm 8.50% 7 năm 8.75% 10 năm 9.20% 15 năm 9.50% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00%
Tình hình lãi suất trái phiếu chính phủ trong 2 tuần cuối Quý 1/2008 (Yết giá của 10 ngân hàng thương mại trên Bloomberg) như sau:
Lãi suất 19/03/08 20/03/08 21/03/08 24/03/08 25/03/08 26/03/08 27/03/08 28/03/08 1 năm 7.4210 7.4420 7.4420 7.4500 7.3940 7.4080 7.3940 7.4300 2 năm 7.7570 7.7830 7.7830 7.7400 7.7380 7.7250 7.7560 7.7400 3 năm 8.1140 8.1330 8.1330 8.1500 8.1310 8.1330 8.1750 8.1900 5 năm 8.6210 8.6500 8.6500 8.6000 8.6500 8.6170 8.6630 8.7300 7 năm 8.8640 8.8330 8.8330 8.8400 8.8750 8.8580 8.9190 9.0100 10 năm 9.1210 9.1250 9.1250 9.1000 9.1690 9.1000 9.1500 9.3200 15 năm 9.3210 9.3330 9.3330 9.3000 9.3560 8.2830 9.3380 9.4800 (Nguồn: Bloomberg) Phát hành trái phiếu chính phủ
Theo báo cáo quý 1/2008, chính phủ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách khi tổng thu ngân sách là 87,320 tỷ (so với cùng kỳ năm ngoái là 61,160 tỷ) và tổng chi ngân sách là 91,830 tỷ (so với cùng kỳ năm ngoái là 76,600 tỷ).
Tháng 1/2008 có 3 đợt phát hành trái phiếu chính phủ 1,000 tỷ đồng, đợt 1 ngày 11/01/2008 với kỳ hạn 3 năm và 5 năm, chỉ có 550 tỷ trúng thầu kỳ hạn 3 năm lãi suất 7,9%; đợt 2 ngày 29/01/2008 với kỳ