2.1 Môi trường bên ngoài
2.1.1.2 Chính sách quy hoạch đô thị:
Quy hoạch phát triển đô thị quy định chức năng phát triển của từng khu vực đô
thị, chức năng sử dụng đất, những chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc mà ảnh hưởng đến
sự hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị.
Hiện nay, hầu hết các quận huyện TPHCM đã có Quy hoạch 1/2000, và theo quy định thì các thơng tin quy hoạch trên được công khai rộng rãi. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp rất khó để tiếp cận thông tin quy hoạch. Đặc biệt, một sốđịa phương tồn tại
quy định bất thành văn: doanh nghiệp muốn có thơng tin quy hoạch phải có sổ đỏ
(giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc hồn thành đền bù, giải phóng mặt bằng.
Liên quan vấn đề này, đại diện Sở Xây dựng cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp
nộp hồ sơ xin quy hoạch 1/500 với những chi tiết không khớp với quy hoạch 1/2000
làm cho cán bộ quản lý khó giải quyết, xin ý kiến cấp trên dẫn đến hồ sơứ đọng. Điều này là hệ quả do bởi:
- Doanh nghiệp rất khó tiếp cận thơng tin quy hoạch;
- Doanh nghiệp đã lỡ mua đất với giá quá cao, phải cố xin chỉ tiêu kiến trúc có
lợi đểđầu tư có hiệu quả; và
- Thực tế có một số doanh nghiệp xin được;
Trong thời gian gần đây, TPHCM cũng đã cố gắng để thực hiện công khai minh
bạch, công bố thông tin đến cộng đồng về quy hoạch của các dự án, nổi bật nhất là
việc công bố thông tin 20 “khu đất vàng” tại trung tâm thành phố(xem Phụ lục 3),
với chức năng phát triển là văn phòng – thương mại – khách sạn, hầu như khơng có
nhà ở (trừ khu đất Tứ giác Bến Thành). Điều này tiếp tục khẳng định chủ trương
của TPHCM phát triển khu vực trung tâm thành khu trung tâm tài chính – văn
phòng – thương mại – dịch vụ lớn, mang tầm vóc quốc tế. Chủ trương này phù hợp
với xu hướng của các đô thị lớn trên thế giới đã thực hiện: quỹ đất hạn hẹp tại các
khu trung tâm được phát triển thành khu văn phòng – thương mại, khu vực ngoại vi được đầu tư thành các khu đô thị, dân cư hiện đại để thực hiện giãn dân. Trong thời
gian qua rất nhiều dự án khu đô thị, dân cưđã và đang được triển khai tại các Quận
7, Quận 2, Quận 9, Bình Chánh, ThủĐức.
Dự kiến, TPHCM sẽ chỉnh trang khu trung tâm (gồm Quận 1,3,4) và mở rộng về
cả 4 hướng: hướng Đông Bắc về phía Quận 2, 9, Thủ Đức; hướng Nam về phía
Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ; hướng Tây Bắc về phía Tân Bình, Củ Chi dựa trên trục đường Xuyên Á và hướng Tây Nam về phía Quận 11, 6, Bình Chánh và kết nối
Quốc lộ 1 đi về miền Tây. Khu trung tâm TPHCM sẽ giảm được mật độ dân cư
bằng cách giãn dân ra các khu đô thị mới ở ngoại thành, hạ tầng (cầu, đường, xe điện ngầm, monorail) sẽ phát triển mạnh. TPHCM sẽ trở thành một trong những đô
thị đẹp và hiện đại bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á trong tương lai (xem Phụ lục 4).