2.1 Môi trường bên ngoài
2.1.2.4 Thị trường trung tâm thương mại:
Thị trường bán lẻ của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Hãng
tư vấn A.T.Kearney cho rằng Việt Nam là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất Biểu 2.1 Số lượng phòng tại TPHCM
Nguồn: Savico
Biểu 2.2: Lượng khách quốc tế
trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi. Mức tiêu thụ tăng 75% từ năm
2000 đến 2007. Năm 2008, Việt Nam đã tiến ba bậc so với năm 2007 và vượt qua Ấn Độ, nước ba năm liên tiếp đứng đầu danh sách mang tên Chỉ Số Phát Triển Bán
Lẻ Tồn Cầu.
Những điểm chính của thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua như sau:
- Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong khu vực, chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời
kỳ 2002 – 2007 là 7,8%.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng lên;
- Tỷ lệ người có thu nhập cao tăng lên;
Biểu 2.3: Thương mại bán lẻ Việt Nam 1996 – 2007
Nguồn: Savills Việt Nam
Biểu 2.4: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam
- Xu hướng chuyển đổi từ các hình thức chợ truyền thống sang hệ thống cửa
hàng, siêu thị, trung tâm thương mại nhiều tiện nghi hơn tại các thành phố.
- Người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất Châu Á với hơn 79 triệu
người dưới 65 tuổi, hơn 65% dân số dưới 35 tuổi. Đây là những đối tượng
lao động có thu nhập và tiêu thụ nhiều nhất.
Nhu cầu trung tâm thương mại:
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ tạo nhu cầu lớn về diện tích trung
tâm thương mại tại các thành phố. Và nhu cầu hiện đang trong tình trạng vượt lượng
cung. Do vậy, giá thuê tăng nhanh và tỷ lệ cho thuê rất cao. Tại TPHCM, giá cho
thuê bình quân là 40 USD/m2/tháng, công suất cho thuê đạt 92%. Riêng các trung
tâm thương mại tại khu vực CBD giá thuê hơn 200 USD/m2
/tháng, công suất cho
thuê đạt 100%. Bắt đầu từ năm 2009, theo cam kết gia nhập WTO, thì các doanh
nghiệp hoạt động phân phối bán lẻ 100% vốn nước ngoài sẽ được hoạt động tại
nước ta. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu diện tích trung tâm thương mại.