GIÚP BẠN LÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 40 - 43)

NGÀNH DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC

Để góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào và triển khai thỏa thuận về quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính hai nước, Bộ Tài chính đã giao cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước là đầu mối giúp Lào trong việc hình thành Vụ Dự trữ Nhà nước - thuộc Bộ Tài chính Lào. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Phạm Phan Dũng chia sẻ với Ban biên soạn về những kế hoạch đã, đang và sẽ thực hiện nhằm giúp bạn Lào xây dựng và phát triển ngành Dự trữ nhà nước.

PV: Những việc mà Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã triển khai giúp Bộ Tài chính Lào trong thời gian qua là gì, thưa ơng?

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng: Để hình thành hệ thống Dự trữ Nhà

nước cần phải xây dựng thể chế và tổ chức bộ máy thực hiện. Vì vậy, ngay khi được lãnh đạo Bợ Tài chính giao nhiệm vụ, ngày 26-27/12/2011, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tích cực nghiên cứu, trao đổi, hỗ trợ Bợ Tài chính Lào xây dựng thể chế, gồm xây dựng dự thảo mợt sớ cơ chế chính sách quan trọng như: Nghị định của Chính phủ về ban hành quy chế hoạt động Dự trữ Nhà nước Lào, Chiến lược phát triển Dự trữ Quốc gia Lào đến năm 2020 và Đề án xây dựng kho Dự trữ Nhà nước nhằm hỗ trợ Bợ Tài chính Lào thành lập Vụ Dự trữ Nhà nước.

Bằng tất cả sự cố gắng của cả hai bên, đặc biệt là sự giúp đỡ của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bợ Tài chính Lào đã hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định quy chế hoạt động Dự trữ Nhà nước và xây dựng một kho dự trữ tại Viêng Chăn.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa cử một Đoàn chuyên gia của Việt Nam sang làm việc, trao đổi, hướng dẫn về tổ chức hoạt động quản lý, điều hành lĩnh vực Dự trữ Nhà nước với Vụ Dự trữ Nhà nước (thuộc Bộ Tài chính Lào). Kết quả của chún cơng tác đó như thế nào, thưa Tổng cục trưởng?

- Thực tế, qua các buổi làm việc với Vụ Dự trữ Nhà nước (Bợ Tài chính Lào) và khảo sát thực tế tại mợt số địa điểm dự kiến xây dựng kho dự trữ, hai bên đã thớng nhất mợt

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

số công việc: Đó là học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau về các mặt hoạt động, điều hành, quản lý về lĩnh vực Dự trữ Nhà nước, nhất là những kinh nghiệm của Việt Nam; Về nội dung Dự thảo Chiến lược phát triển dự trữ Nhà nước Lào đến năm 2020, Vụ Dự trữ Nhà nước Lào cần tiếp tục nghiên cứu, xác định lại tổng mức dự trữ các loại hàng, vật tư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Lào cho hiện tại và đến năm 2020. Sau khi hoàn thiện dự thảo, Vụ Dự trữ Nhà nước Lào trao đổi lại với chuyên gia Việt Nam để tiếp tục tham gia, đóng góp ý kiến. Trong quá trình làm việc, đoàn chuyên gia của Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giới thiệu về cách thức quy hoạch kho Dự trữ Nhà nước để Vụ Dự trữ Nhà nước Lào nghiên cứu và lựa chọn loại hình kho, công nghệ bảo quản phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của Lào.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trên cơ sở quy định của Nghị định và Chiến lược phát triển dự trữ Nhà nước Lào đến năm 2020, Vụ Dự trữ Nhà nước Lào đã đề nghị Bợ Tài chính Việt Nam tiếp tục cử chuyên gia của Tổng cục Dự trữ Nhà nước giúp đỡ xây dựng đề án quy hoạch kho dự trữ của Lào ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam.

Chuyên gia của Tổng cục Dự trữ Nhà nước Việt Nam và cán bộ của Vụ Dự trữ Nhà nước Lào khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng Kho dự trữ quốc gia

Sắt son Tài chính Việt - Lào

Đồng thời, hướng dẫn đào tạo về chuyên môn chuyên ngành Dự trữ Nhà nước như: Quy chuẩn kỹ thuật hàng Dự trữ quốc gia; Định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý hàng Dự trữ Quốc gia; Cách thức lập kế hoạch, phân bổ dự toán ngân sách Dự trữ Nhà nước; Trình tự xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia; Các văn bản quy phạm pháp luật dưới Nghị định điều chỉnh các mặt hoạt động về Dự trữ Nhà nước; Cách thức làm việc, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng Dự trữ Quốc gia …. cho toàn thể cán bộ, công chức Vụ Dự trữ Nhà nước Lào.

Thưa ông trong thời gian tới, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ triển khai những kế hoạch gì để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa ngành Dự trữ hai nước?

- Việc hợp tác, giúp đỡ thành lập Vụ Dự trữ Nhà nước của nước bạn Lào cần bắt đầu từ những việc cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, trước mắt, cần giúp Bạn hiểu rõ vai trò của Dự trữ Quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước, nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước..

Vấn đề vướng nhất hiện nay là về phía nước bạn cũng chưa có hàng hóa dự trữ để thực hiên nhiệm vụ, cho nên cần phải cùng đơn vị Bạn xác định mặt hàng cần dự trữ cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của đất nước Lào. Tuy nhiên, Tổng Cục Dự trữ Nhà nước sẽ cố gắng để chắt lọc và truyền đạt cho phía bạn những kinh nghiệm mà Ngành đã có trong gần 60 năm qua, cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng sẽ tiếp tục giúp đỡ Vụ Dự trữ Nhà nước - Bợ Tài chính Lào nhanh chóng, hoàn thiện đầy đủ về cơ chế chính sách, kinh nghiệm điều hành hoạt động dự trữ, đón Đoàn cán bộ của Vụ Dự trữ Nhà nước Lào sang học hỏi, trao đổi và khảo sát thực tế hệ thống kho dự trữ tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Ngoài ra, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên ngành Dự trữ Nhà nước cho cán bộ, chuyên viên Vụ Dự trữ Nhà nước Lào.

Những công việc nêu trên được coi là những viên gạch đầu tiên để xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác gắn bó truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước Việt- Lào.

Xin cảm ơn ơng!

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)