HAI NƯỚC VIỆT – LÀO
Tổng cục Dự trữ Nhà nước
Đến năm 2012, Chính phủ Lào mới chính thức thành lập tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ quốc gia. Sự ra đời này có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước Lào trong việc thực hiện chính sách tài chính và cũng là kết quả ý nghĩa trong quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào. Chính từ đây, một “mối duyên” mới được xây lên bằng tình hữu nghị, gắn bó chặt chẽ trong q trình phát triển của dự trữ quốc gia hai nước Việt - Lào.
Sắt son từ thuở ban đầu
Hàng chục năm qua, khi có biến cố do thiên tai xảy ra, nhà nước Lào phải huy động các nguồn lực để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống sản xuất từ một số bộ, ngành liên quan. Bợ Tài chính Lào khơng quản lý các nguồn lực nói trên mà chủ yếu là lo kinh phí cho các hoạt động cứu trợ. Giờ đây, trước nhu cầu mới, để tập trung thống nhất các nguồn lực, đưa công tác quản lý hoạt động dự trữ quốc gia Lào vào nề nếp, hiệu quả, dưới sự lãnh đạo, điều hành tập trung của nhà nước, Bợ Tài chính Lào đã đề nghị Bợ Tài chính Việt Nam giúp đỡ việc xây dựng Quỹ Dự trữ quốc gia của Lào.
Trước sự tin cậy của Bạn, ći năm 2011, Bợ Tài chính Việt Nam đã chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước cử các Đoàn công tác sang Lào tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về dự trữ quốc gia Việt Nam. Đoàn công tác của Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã có những chuyên đề đầy gợi mở, cuốn hút về những nội dung cơ bản. Thơng qua đó, Bợ Tài chính Lào đã bước đầu hình dung được hoạt đợng dự trữ quốc gia, xây dựng được lộ trình thành lập tổ chức Dự trữ Nhà nước phù hợp với
Sắt son Tài chính Việt - Lào
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào.
Chưa đầy một năm, ngày 7/9/2012, Bợ trưởng Bợ Tài chính Lào đã ra Qút định sớ 2429/BTC quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Vụ Dự trữ Nhà nước Lào. Quyết định này là mốc đánh dấu sự ra đời của tổ chức thực hiện hoạt động quản lý Dự trữ Nhà nước của Lào - là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng quản lý nhà nước đới với hoạt động dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia. Theo đó, trực thuộc Vụ Dự trữ Nhà nước có các Dự trữ Nhà nước khu vực gồm Bắc Lào, Trung Lào và Nam Lào. Các Dự trữ Nhà nước khu vực có nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, do chưa xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất nên chưa thành lập được các đơn vị Dự trữ Nhà nước khu vực.
Tận tình giúp Bạn xây dựng hành lang pháp lý
Ngay sau khi thành lập, Vụ Dự trữ Nhà nước Lào đã phải bắt tay ngay vào
Lãnh đạo và đại diện các đơn vị của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Vụ Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính Lào) tại buổi tọa đàm về cơ chế, chính sách, kinh nghiệm điều hành hoạt động
Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá
t triển
việc xây dựng và triển khai đồng thời cả 3 nhiệm vụ gồm: Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về dự trữ quốc gia. Trong ba nhiệm vụ ấy, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là đặc biệt quan trọng khi Bạn phải xây dựng song song một loạt các văn bản pháp lý có giá trị cao nhất của hoạt động dự trữ quốc gia.
Với đặc điểm ở buổi ban đầu, bộ máy nhân sự của Bạn chỉ có 26 thành viên – chủ yếu là những người được đào tạo về chuyên ngành Tài chính mà chưa có kinh nghiệm về hoạt động dự trữ. Thêm nữa, sự bất đồng về ngôn ngữ càng khiến cho việc xây dựng ba văn bản pháp lý của Ngành là điều vô cùng khó khăn. Với quyết tâm giúp Bạn xây dựng ngành Dự trữ quốc gia, lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã thành lập Tổ chuyên gia gồm các thành viên nhiều kinh nghiệm có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Bạn để tích cực đẩy nhanh tiến đợ thực hiện các nhiệm vụ. Trên tinh thần đó, Tổ chuyên gia đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên soạn thảo, lập đề cương và chuẩn bị chi tiết từng nội dung các văn bản trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách của Việt Nam. Tiếp đó, Tổ chuyên gia đã trực tiếp sang Lào để khảo sát tình hình địa lý, địa hình, dân cư… đồng thời trao đổi với các bợ, ngành có liên quan phía Bạn để xây dựng các văn bản một cách chi tiết và phù hợp nhất với tình hình dự trữ của đất nước Lào. Các công việc này đã được thực hiện khẩn trương và hiệu quả, đem lại những tài liệu, những đánh giá vô cùng hữu ích và thiết thực cho Bạn.
Căn cứ các tài liệu của phía Việt Nam, Vụ Dự trữ Nhà nước Lào đã tìm hiểu, nghiên cứu lại các vấn đề và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình địa lý, kinh tế, xã hội của nước mình nhất. Bằng những nỗ lực ấy, ngày 5/11/2013, Nghị định số 291/CP về quy chế quản lý hoạt động dự trữ quốc gia Lào đã được Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ban hành là văn bản pháp lý cao nhất cho sự hoạt động của ngành Dự trữ quốc gia Lào. Đồng thời với đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tích cực nghiên cứu và phới hợp tìm hiểu các thông tin về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào trong từng giai đoạn để làm căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển ngành Dự trữ quốc gia đến năm 2020. Trong quá trình này, căn cứ vào Nghị định về quy chế quản lý dự trữ quốc gia của Lào đã được ban hành và các sớ liệu do phía Bạn cung cấp, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giúp Bạn xây dựng đề cương chi tiết và dự thảo các nội dung của Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Lào... Riêng đối với đề án quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia Lào, căn cứ điều kiện tự nhiên,
Sắt son Tài chính Việt - Lào
2020, hai bên đã thống nhất quy hoạch hệ thống kho Dự trữ Nhà nước cho các Dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Lào, Nam Lào và Trung Lào; Thống nhất quy mô, tổng mức, đồng thời giới thiệu cho Bạn các loại hình kho, công nghệ kho dự trữ quốc gia của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để Bạn tham khảo, lựa chọn mô hình kho phù hợp với điều kiện của đất nước mình.
Đến nay, Bạn đã được các cấp có thẩm quyền ký ban hành các văn bản gồm: Quyết định số 76/CP ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ Lào ban hành kế hoạch dự trữ quốc gia giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2020; Quyết định phê duyệt giao mặt bằng xây kho tại ba vùng Bắc Trung Nam của Lào; Phê duyệt phương án quy hoạch kho dự trữ. Hiện Bạn đang bắt tay vào xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các mặt hàng đưa vào dự trữ, làm cở sở cho việc thực hiện hoạt động dự trữ, bảo quản hàng.
Nhiệt tình hỗ trợ Bạn xây dựng bộ máy, kho dự trữ
Ngay từ những ngày đầu hợp tác, thấu hiểu những khó khăn của Bạn về nguồn nhân lực nên Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã rất chú trọng đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn dự trữ quốc gia của Lào. Thông qua các đoàn trao đổi kinh nghiệm tại Lào và Việt Nam, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giới thiệu một cách tổng quát và đầy đủ các nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia từ công tác kế hoạch, ngân sách, tổ chức bảo quản, chính sách, kiểm tra đến điều hành hoạt động của bộ máy quản lý dự trữ tại Trung ương và ở khu vực. Bằng việc triển khai lồng ghép các nghiệp vụ đó qua các đoàn công tác của hai bên đã đảm bảo giúp Bạn nắm vững được các nghiệp vụ và vận dụng trong công việc chuyên môn tốt nhất.
Đặc biệt, từ thực tế tình hình nhà nước Lào, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã đề xuất phải triển khai ngay việc xây dựng kho dự trữ quốc gia để đưa hàng vào dự trữ và tiến hành các hoạt động dự trữ thực tế. Tổng cục đã đề nghị Bạn triển khai đồng thời hai phương án. Trước mắt thuê kho bảo quản; đồng thời tiến hành khảo sát lập dự án đầu tư để xây dựng kho ngay trong năm 2014, trên cơ sở đó, Bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu và đề nghị trước mắt sẽ xây dựng 01 kho thử nghiệm. Theo đề nghị của Bạn, Tổng cục đã cùng Bạn đi khảo sát 3 địa điểm xây dựng kho tại Bắc, Trung, Nam Lào dự kiến đặt tại các tỉnh Viêng Chăn, Sê Kông, Xiêng Khoảng. Các điểm kho đều tương đối rộng rãi, địa hình cao ráo, bằng phẳng, thuận lợi giao thông và đều nằm ở trung tâm của các miền. Hiện nay, Bạn đã có đất sạch để xây kho, đang chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục đầu tư để triển khai. Sau
Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá
t triển
khi Bạn được phê duyệt danh mục đầu tư, Tổng cục sẽ giúp Bạn về các quy trình, thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Tiếp nối truyền thống tình đoàn kết hữu nghị bền chặt của nhân dân hai nước Việt - Lào, trong hơn ba năm đặt nền móng hợp tác, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã và đang giúp Vụ Dự trữ Nhà nước Lào non trẻ đi tiếp những bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển của mình. Sự giúp đỡ này không chỉ về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, ngân sách mà còn là sự giúp đỡ về mọi mặt bằng hết khả năng của mình. Từ buổi đầu trứng nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giúp Bợ Tài chính Lào xây dựng ngành Dự trữ quốc gia từ con số 0 thành một bộ máy quản lý tương đối hoàn thiện ở cấp trung ương, tiến tới xây dựng bộ máy quản lý dự trữ quốc gia ở địa phương. Từ đây, hoạt động Dự trữ Nhà nước của Lào là do Bợ Tài chính quản lý, vừa nắm trong tay quỹ Dự trữ Nhà nước bằng tiền, đồng thời trực tiếp dự trữ một số mặt hàng quan trọng và thuê các bộ, ngành, đơn vị liên quan dự trữ các mặt hàng khác.
Tuy là một Ngành mới nhưng Dự trữ quốc gia Lào đã có những bước tiến rất dài, đi tắt, đón đầu một cách hiệu quả. Ngành Dự trữ quốc gia của Lào đạt được điều này là nhờ sự giúp đỡ hết mình của Bợ Tài chính Việt Nam, của Tổng cục Dự trữ Nhà nước với sự gắn bó chặt chẽ, thấu hiểu và chia sẻ như anh em một nhà, góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào ngày càng bền vững.
Sắt son Tài chính Việt - Lào