Vũ Văn Thái - Tạp chí Tài chính
Viêng Chăn (Vientiane) có nghĩa là thành phố trọn đầy viên mãn như trăng rằm. Năm 2010, tôi may mắn được tham gia đoàn giao lưu cán bộ cơng chức ngành Tài chính Việt Nam và Lào tổ chức tại Lào. Trong những ngày ở đây, tôi và nhiều đồng nghiệp của Bộ Tài chính Việt Nam có dịp đi thăm Viêng Chăn và để lại cho chúng tôi nhiều kỉ niệm và ấn tượng sâu sắc, đáng nhớ...
Thủ đơ thân thiện, n bình
Thủ đơ Viêng Chăn khơng chỉ là biểu tượng về chính trị, kinh tế, giáo dục mà còn là hiện thân của những giá trị văn hóa truyền thống rực rỡ của dân tộc Lào. Viêng Chăn có diện tích gần 4.000 km2, chia làm 5 quận và 4 huyện trực thuộc, với gần 700 ngàn dân sinh sớng. Tuy là trung tâm chính trị, kinh tế, du lịch, nhưng Viêng Chăn không có dáng vẻ của một siêu đô thị mà vẫn giữ được sự hấp dẫn riêng của mình: c̣c sớng n bình, ít nhà cao, cây cới nhiều, đâu đâu cũng thấp thoáng bóng chùa chiền...
Tại Thành phố này các phương tiện lưu thông một cách thưa thớt, không nghe thấy tiếng còi hay sự chen lấn, các xe đều kiên nhẫn nối đuôi nhau chạy thành hàng. Dạo quanh một vòng Thành phố, chúng tôi có cơ hội được chiêm ngưỡng sự uy nghi của tượng đài chiến thắng Patuxay – Khải hoàn môn của Viêng Chăn, nơi vinh danh những người đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chớng Pháp, tòa thị chính hay tháp Thạt Luổng - di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào.
Sắt son Tài chính Việt - Lào
Luổng). Lễ hợi được diễn ra trong khuôn viên của ngôi tháp nổi tiếng nhất nước Lào – Tháp Luổng (Thạt Luổng). Nhiều tài liệu cho rằng Thạt Luổng được xây dựng từ 1566 dưới triều vua Sệt Thả Thi Rạt. Theo truyền thuyết, trong tháp này có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. That Luổng gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn son thếp vàng rực rỡ, uy nghiêm. Lễ hội That Luổng được tổ chức hàng năm vào ngày 13 đến 15 tháng 12 lịch Lào (tháng 11 dương lịch), nhằm cầu phước an lành cho tất cả mọi người, sự giao hòa giữa trời đất, núi sông và thần thánh.
Trong lộ trình thăm thủ đô Viêng Chăn, chúng tôi có cơ hội được ghé thăm những ngôi chùa linh thiêng. Hàng trăm năm qua, đạo Phật đã ăn sâu vào tiềm thức, tư tưởng của người Lào. Theo sớ liệu khơng chính thức, Lào có tới 1.400 ngơi chùa, riêng Viêng Chăn đã có đến hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Trong số đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng, như chùa Ông Tự, Vat Pra Kẹo, That Luang… Người Lào đến chùa không chỉ hành lễ, nghe giảng kinh Phật. Chùa ở Lào còn là trường
Tình hữu nghị Việt – Lào: Những bài ca đi cùng năm tháng
dạy chữ, dạy kiến thức. Phần lớn thanh niên Lào trước khi lấy vợ đều phải đến ở chùa từ vài tháng đến vài năm.
Tại Viêng Chăn, chúng tơi đến viếng chùa Ơng Tự, một trong những ngôi chùa lớn và quy mô nhất nước Lào, gắn liền với sự tích về vua Lào Thi Tha Lạt - sự tích ngợi ca và bảo chứng cho sức mạnh tôn giáo: Niềm tin về sự cảm hóa được lòng người. Sau khi làm lễ cung kính và tùy tâm, chúng tôi được sư thầy làm lễ “buộc chỉ cổ tay”. Đây là một phong tục lâu đời mang đậm nét văn hóa của đất nước Triệu Voi, với mong muốn chúc phúc cho người được nhận lễ. Khi đặt chân đến những nơi này, chúng tôi có cảm nhận cuộc sống của người Lào luôn yên bình và lòng người thì thư thái…
Chiều đến ở Viên Chăn thật êm ả. Các cửa hàng, cửa hiệu đóng cửa sớm trước khi thành phớ lên đèn. Buổi tới khơng khí dịu mát là thời điểm thích hợp để bạn khám phá Thủ đô về đêm bằng xe Tuktuk – một dạng taxi 3 bánh và trải nghiệm rất nhiều cảm giác thú vị. Các bạn có thể ghé thăm công viên Patuxay, lúc này, tượng đài trở lên lộng lẫy như khoác lên mình tấm áo dát vàng bởi những ánh đèn rực rỡ. Tiếp đó dạo chơi chơi chợ đêm và thỏa thích mua sắm những món đồ lưu niệm mang đặc trưng của Lào. Sẽ là thiếu sót lớn nếu như bạn không được tận hưởng cảm giác ngồi bên bờ sông Mê Kong và thưởng thức cốc bia Lào cùng với các món nướng. Đây được coi là thú vui của người dân địa phương nơi đây.
Và những con người nồng hậu
“Người Lào không bon chen làm giàu. Họ hài lòng với những gì mình đang có. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng người giàu có tiền thì ở nhà cao cửa rộng, mình không có tiền thì ở nhà lá, ăn cơm rau và múa Lăm Vông cũng là vui rồi” – đấy là lời chia sẻ của một người bạn của tôi đã sống và làm việc nhiều năm nay tại Viêng Chăn. Anh chia sẻ: Người Lào sống tình cảm lắm, vì vậy rất hiếm khi thấy cảnh xô xát hay cãi vã nơi công cộng. Anh bạn tôi còn cho biết: Tình cảm là thứ tài sản vô giá của người Lào. Nếu tục ngữ Việt Nam có câu “Nhạt như nước ốc” để chỉ sự hờ hững, vô tâm trong tình cảm thì người Lào ví thứ tình cảm này “Nhạt như nước mắt của người tình cũ”.
Bản tính của người Lào là hiền hòa, thật thà, chất phác và tình nghĩa. Đi đến đâu, tôi và đoàn cán bợ của Bợ Tài chính Việt Nam cũng cảm nhận được sự ấm áp của tình người và được chào đón bởi nụ cười thân thiện và sự hiếu khách. Chúng
Sắt son Tài chính Việt - Lào
người đều tiếp đón nhiệt tình và chu đáo. Chị Mi Mi – mợt cán bợ của Bợ Tài chính Lào cho biết nếu có dịp ghé thăm vào dịp Tết Bun-pi-may, chúng tôi sẽ được hòa mình lễ hội té nước. Đây là phong tục truyền thống và độc đáo. Điều này bắt nguồn từ quan niệm truyền đời của người Lào là chỉ có nước mới đem lại sự sống và nước sẽ gột rửa hết mọi ưu phiền xấu xa để hồi sinh, làm lại bằng sự sạch sẽ, trinh nguyên. Không phân biệt giàu nghèo, có hay không có địa vị trong xã hội, thành phần dân tộc, dù lạ hay quen, cũng đều được thể hiện sự quý trọng bằng tục té nước lên người, mong mọi sự tốt lành giàu sang sẽ đến trong năm mới.
Nhiều người bảo đến Viêng Chăn chỉ cần dăm ngày là khám phá trọn vẹn hết thành phố, nhưng chúng tôi cứ như bị lôi đi, cứ như bị cuốn hút vào trong những sự bí ẩn quá khứ hiện diện trên từng di tích. Dù đi bất cứ đâu, chúng tơi cũng bắt gặp ngơi chùa tháp cổ kính hiện hữu giữa lòng phớ phường cùng những người dân thân thiện, trên môi luôn rạng rỡ nụ cười chào đón du khách phương xa.
Đây sẽ là một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong đời của tôi và nhiều cán bợ Bợ Tài chính Việt Nam khi đến với nước Lào. Hẹn nhé ngày trở lại… Thủ đô Viêng Chăn xinh đẹp và bình yên.
Tình hữu nghị Việt – Lào: Những bài ca đi cùng năm tháng