TẾT BUNPIMAY Ở LÀO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 146 - 149)

Nguyễn Duy An - Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Bộ Tài chính

Khi lồi hoa muồng vàng nở rộ trên khắp cả nước, cũng là lúc người Lào chuẩn bị đón lễ hội năm mới lớn nhất trong năm. Tết Lào, còn gọi là Tết Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Trong những lần có dịp đến cơng tác tại nước bạn Lào, kỷ niệm sâu sắc của của tơi chính là những ngày được hịa mình vào khơng khí ấm áp tình người của ngày Tết Bunpimay… Là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, Lào có Tết cổ truyền

Bunpimay với những phong tục in đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tết năm mới là dịp để người dân đất nước Làothể hiện niềm tin u, sự tơn kính, ý thức trách nhiệm đới với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đến Lào vào những ngày tháng 4, chúng tôi đã được hòa mình vào khơng khí tưng bừng chào đón Năm mới.

Ngày tết ở Lào được biết đến với tên gọi Bunpimay, diễn ra trong 3 ngày từ 13- 15/4 dương lịch. Tết Lào có nhiều phong tục khác nhau như “Buộc chỉ cổ tay”, “Phóng sinh”, “Hái hoa tươi”… nhưng nổi bật hơn cả vẫn là phong tục té nước, cho nên người ta vẫn thường hay gọi tết Lào là “Tết té nước” là vì vậy. “Nét độc đáo của Tết Bun-pi-may là tục té nước vào nhau (vì thế Bun-pi-may còn được gọi là Bun-hốt-nậm, tức Lễ hội té nước).

Vào ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều mang nước thơm tới tắm cho tượng Phật đủ 9 ngôi chùa. Sau đó là các nghi lễ dâng cát; phóng sinh; buộc chỉ cổ tay; ăn uống và nhảy múa. Sôi động nhất trong những ngày tết cổ truyền ở Viên Chăn vẫn là hội té nước. Đường phố tràn ngập người và xe. Tất cả đều ướt đầm đìa và dường

Tình hữu nghị Việt – Lào: Những bài ca đi cùng năm tháng

như không phút nào ngớt tiếng cười. Ấn tượng nhất ở Bunpimay là sự hoà đồng, mộc mạc và cuồng nhiệt. Trong vũ điệu lămvong, mọi ranh giới tuổi tác, đẳng cấp hoặc giàu nghèo đều bị xoá nhoà. Ngoài tục té nước, trong dịp Tết Bunpimay người Lào còn thực hiện nhiều nghi lễ khác như: buộc chỉ cổ tay, xây tháp cát, phóng sinh…với tất cả sự tơn kính.

Với người Lào, phong tục té nước vào người nhau là để chúc nhau hạnh phúc, tốt lành. Người Lào tin rằng nước hiện thân cho thứ trong sạch, thuần khiết, sẽ gột rửa những điều xấu xa, bệnh tật. Do đó, ai bị ướt càng nhiều người đó càng hạnh phúc. Người ta té nước chúc người già sống lâu, chúc trẻ con mau lớn, nhà cửa, tượng Phật, súc vật, cây cối và các vật dụng đều có thể được té nước, hành đợng té nước vào nhà sư còn mang tính chất trang trọng, thiêng liêng.

Ngày tết, niềm vui mừng, hạnh phúc hiện diện khắp nơi trên đất nước Lào tươi đẹp, cái nắng nóng tháng 4 không chút khó chịu mà còn khiến cho người ta hào hứng hơn khi té nước cầu may. Tất cả mọi công việc tạm gác lại, mọi người cùng đổ ra đường, đến chùa chúc nhau một năm mới tốt lành, nhiều may mắn.

Sắt son Tài chính Việt - Lào

tâm hồn, cớt cách và văn hoá của người Lào. Qua thời gian, được kết tinh ở những phong tục văn hoá đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân, chúc phúc khách quý, bạn bè... đó là mỹ tục độc đáo và hiếm có. Và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu lăm vông mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người, như mời gọi, như níu giữ bước chân du khách đã đặt chân đến đất nước Lào là không muốn rời xa.

Đất nước, con người và nền văn hoá Lào là đang mang trong mình nguồn sức mạnh vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu, đó chính là tiềm năng và là nguồn nợi lực to lớn. Tiềm năng và nguồn lực to lớn đó đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trân trọng, giữ gìn, bồi đắp và phát huy trong thời đại mới, thời đại hội nhập và phát triển.

Tình hữu nghị Việt – Lào: Những bài ca đi cùng năm tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)