CHO NƯỚC BẠN LÀO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 84 - 92)

NGƯT. Bùi Phụ Anh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế tốn

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã tiếp nhận và đào tạo cho hàng trăm lưu học sinh của các tỉnh Champasak, Se-

kong, Attapeu theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của Lào góp phần thiết thực vào việc củng cố, giữ gìn và phát triển tình đồn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Nhớ ngày nào mới chập chững bước chân vào cổng Trường Đại học

Tài chính - Kế toán tỉnh Quảng Ngãi, các lưu sinh viên Lào với bao bỡ ngỡ, háo hức, say mê niềm vui được giao lưu, kết bạn, được học hỏi một ngôn ngữ mới lạ và ước vọng được tìm tòi khám phá những chân trời kiến thức mới để mai này đêm kiến thức về phục vụ quê hương. Được sự tiếp đón nồng hậu và tận tình giúp đỡ của bạn sinh viên Việt Nam, sự ân cần dìu dắt của các thầy cô giáo, các lưu sinh viên Lào đã dần thích nghi được với c̣c sống nơi ký túc xá; đã hòa nhập được với lớp, với trường; đã cảm nhận được những niềm vui chung khi đến giờ ra chơi, các bạn kể những câu chuyện tiếu lâm bằng tiếng Việt.

Giữa những nỗi nhớ nhà, những bộn bề sách vở mỗi mùa thi, những nỗi lo toan ngày thường, ánh mắt của các lưu sinh viên đã ánh lên niềm vui khi đã hiểu được những gì bạn bè trêu chọc, khi được thầy, cô giáo ngợi khen, khi được lãnh đạo nhà trường gặp gỡ và tuyên dương mỗi lần đạt thành tích cao trong học tập…. Năm tháng qua đi, vẫn những khuôn mặt ấy, nhưng những ánh mắt ấy ngày càng long

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

lanh hơn khi tình cảm bạn bè, thầy cô ngày càng trở nên keo sơn, gắn bó.

Sự gắn bó ấy là kết quả của một quá trình gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt hữu nghị sắt son mà hai dân tộc anh em Việt - Lào đã dày công xây đắp. Một mối quan hệ vững như dãy núi Trường Sơn hùng vĩ; trong sáng, mát lành và dịu ngọt như dòng sông Mê-Kông bao đời chảy qua hai nước. Lật lại những trang lịch sử, cùng nhìn lại những chặng đường cách mạng mà nhân dân hai nước Việt - Lào đã đi qua, nhìn lại những thắng lợi huy hoàng của nhân dân hai nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, càng phấn khởi và tự hào hơn về mối quan hệ anh em ruột thịt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Việt, Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”

Tình sâu nghĩa nặng giữa hai dân tộc trong cuộc trường chinh qua bao năm dài đằng đẵng, bao mồ hôi, xương máu của các lớp cha trước con sau, mấy thế hệ Việt và Lào đã nối tiếp cầm súng chiến đấu chống kẻ thù chung để giành tự do, độc lập, sông dù sâu cũng không sánh được. Hàng triệu trái tim của những bà mẹ Việt và Lào đã cùng hòa chung một nhịp đập đau đớn và căm phẫn khi hàng tấn bom của kẻ thù giội xuống núi rừng và đồng ruộng hai nước, khi những đứa con thân yêu của mình cùng chiến đấu bên nhau và cùng ngã xuống trên một chiến hào. Từng tấc đất ngọn cây của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ mãi mãi thấm sâu tình nghĩa son sắt cao cả Việt - Lào.

Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngày nay, nhân dân Việt Nam quyết cùng nhân dân Lào anh em ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và lòng tin cậy lẫn nhau, hợp tác lâu dài và giúp đỡ nhau về mọi mặt. Điều này thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực đào tạo nhân lực giữa hai nước Việt - Lào nói chung, giữa tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh Nam Lào nói riêng.

Trong những năm qua, Quảng Ngãi, một tỉnh duyên hải miền Trung đã tiếp nhận và đào tạo cho 130 lưu học sinh của các tỉnh Champasak, Sekong, Attapeu theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên đến sinh sống và học tập tại các Trường Đại học trong tỉnh, trong đó có Trường Đại học Tài chính - Kế toán (tiền thân là Trường Trung học Tài chính - Kế toán 3), mợt trường có thế mạnh chuyên đào tạo các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh cho các tỉnh miền

Sắt son Tài chính Việt - Lào

Lãnh đạo trường Đại học Tài chính - Kế tốn và đồn lưu học sinh Lào khóa 2002-2006 thăm và làm việc với Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

nguồn nhân lực cho các địa phương của Lào đã góp phần thiết thực vào việc củng cố, giữ gìn và phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Còn nhớ đến thế hệ lưu sinh viên Lào đầu tiên được đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán khóa học 2002-2006 (thời điểm đó là Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán), đó là những cơ cậu học trò đang ở trong độ tuổi mộng mơ, hồn nhiên vô tư, hiếu động và tinh nghịch nhưng không kém phần tình cảm, sâu lắng và gắn bó với nhà trường.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2006, thế hệ lưu sinh viên Lào đầu tiên của Trường với 20 sinh viên đã trở về nước mang theo bao hoài bão, khát vọng của tuổi xuân và những kiến thức mới để cống hiến, phục vụ cho nước nhà với những thành công ngoài mong đợi. 20 Lưu sinh viên Cao đẳng Tài chính Kế toán hiện đang nắm giữ các vị trí quan trong trong việc lãnh đạo quản lý hành chính và kinh tế tại các địa phương trên đất nước Lào.

Sự thành đạt của thế hệ đi trước tạo niềm tin vững chắc, là tấm gương cho thế hệ đàn em tiếp bước. Năm 2014, Trường Đại học Tài chính - Kế toán lại vinh dự được tiếp nhận và tiếp tục đào tạo 19 lưu sinh viên Lào ở bậc đào tạo Đại học trên các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng và Quản trị kinh doanh. Dưới sự dìu dắt ân cần chỉ bảo của thầy cô và sự đùm bọc đoàn kết của các bạn sinh viên Việt Nam, hành trang mai sau trở về quê hương xây dựng một đất nước tươi đẹp ngày càng được đong đầy hơn với những kiến thức chuyên môn trên lớp, những giờ học tiếng Việt, những buổi sinh hoạt ngoại khoá và cả những bài học về ứng xử, sinh hoạt hàng ngày…. Những hành trang này nhất định sẽ giúp các lưu sinh viên thêm tự tin vững bước vào đời.

Đằng sau sự tự tin của các em là tâm huyết miệt mài ngày đêm của các thầy cô giáo của Trường. Thành công của trò là phần thưởng cao quý cho các thầy. Không quý sao được khi cái cây non ngày nào được bàn tay cô thầy tận tình uốn nắn, tỉa chăm giờ đã đủ cứng cáp, trổ lá, đâm cành mang trong mình đầy tràn nhựa căng sức trẻ.

Ngọn lửa nhiệt huyết ấy được truyền từ sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường, của Ban Quản lý lưu sinh viên Lào và tấm lòng nhân hậu bao dung của các thầy cô trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy. Mỗi thế hệ các em trưởng thành là bao hy vọng cô thầy gửi gắm cho tương lai mai sau nhằm xây dựng đất nước Lào anh em ngày càng giàu đẹp hơn. Giữa đường đời muôn ngả, trong bộn bề lo cuộc sống mưu sinh, có em quên, em nhớ, thầy cô vẫn đứng sau dõi nhìn các em thực

Sắt son Tài chính Việt - Lào

Các cựu sinh viên Lào đón tiếp các thầy, cơ giáo Việt Nam trên đất Lào

Giao lưu thi đấu bóng chuyền nữ giữa sinh viên Lào và sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Tài chính - Kế tốn

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

hiện sứ mệnh chú ong thợ đang gom góp từng ngày làm đầy thêm bình mật nhân tài cho đất nước Lào.

Xúc động làm sao khi thỉnh thoảng có học sinh từ nước Lào xa xôi gọi điện thoại về hỏi thăm chúc sức khỏe, báo tin rằng bạn A mới lên chức hay bạn B sắp được tăng lương. Hạnh phúc thay khi được gặp lại các cựu sinh viên trên chính đất nước Triệu Voi, được chứng kiến sự thành công của những người học trò ngày nào các thầy cô đã bảo ban, dạy dỗ. Thêm một bản báo cáo kế toán thành công với doanh số và lợi nhuận tăng cao, thêm một cán bộ thuế được bổ nhiệm đảm nhận mợt vị trí quan trọng hơn, thêm mợt cán bợ ngân hàng được cất nhắc, thêm một cơ sở sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp được mở ra tạo công ăn việc làm cho bao người lao động trên nước bạn… là thêm nhiều niềm vui đối với các thầy cô giáo.

Đối với mỗi lưu sinh viên Lào, Trường Đại học Tài chính - Kế toán thân yêu đã trở thành mái nhà thứ hai ấm áp đầy tình người mà tại đây, các em như những đứa con xa quê được các ông bố, bà mẹ thứ hai không những bảo ban, dạy dỗ những kiến thức chuyên ngành mà còn được hòa nhập vào cuộc sống tinh thần với những người anh em chan hòa, thân ái.

Ngay từ những ngày đầu mới bỡ ngỡ bước chân vào cổng trường cho đến tận hôm nay, sự ân cần, dịu dàng, sẵn sàng sẻ chia, động viên, giúp đỡ từ thầy Hiệu trưởng quản lý đến chú bảo vệ ký túc xá, từ thầy giáo bộ môn đến cô giáo chủ nhiệm, từ thầy giáo phụ trách công tác sinh viên đến cô văn thư thường lưu giữ hồ sơ, từ thầy giáo làm công tác kế toán đến cô giáo quản lý các lớp học ngoại ngữ ban đêm, từ bạn sinh viên học chung lớp đến bạn ở chung ký túc xá.... đã tạo ra sợi dây vô hình gắn kết các lưu sinh viên với tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong nhà trường thành một khối đại đoàn kết và thống nhất.

Vẫn mãi trong tim những hình ảnh của những buổi giao lưu thi đấu thể thao, những lần biểu diễn văn nghệ, những ngày đi tham quan dã ngoại các địa điểm di tích lịch sử và ấn tượng sâu sắc nhất với Lễ hội té nước, với muôn màu sắc những sợi chỉ buộc cổ tay cầu cho năm mới được bình an, may mắn, với rộn rã và duyên dáng, nhịp nhàng điệu múa Lăm-vông của các cô gái, chàng trai Lào, với những món ăn trùn thớng mà chính các lưu sinh viên đã tự tay nấu trong dịp Tết cổ truyền Bunpimay của Lào được tổ chức tại Trường… .

Bao công sức tạo lập dựng xây, bao giọt mồ hôi thầm lặng, những nếp nhăn trên khóe mắt cô ngày một hằn sâu, mái tóc thầy đã điểm nhiều sợi bạc, bao niềm

Sắt son Tài chính Việt - Lào

vui trầm lắng và cả những nỗi nhọc nhằn. Chữ tâm với người, với đời là chất keo kết nới sức mạnh trí lực để khắc phục những khó khăn chung của tập thể cán bộ giảng viên khi các em còn chưa kịp thành thạo tiếng Việt mà đã phải học những môn kiến thức chuyên ngành, khi có một vài em không chịu cởi mở, hòa mình với tập thể. Mỗi bàn tay, khối óc là một tấm lòng trân trọng nâng niu, là sự cố gắng nỗ lực hết mình để có được một “cái cây” đủ xanh tốt, đủ cao lớn để trở về góp phần làm xanh thêm quê hương Lào ngày một vững mạnh trong tương lai.

Cho dù mỗi lưu sinh viên có hoàn cảnh riêng, có khó khăn riêng, có nỗi niềm riêng nhưng dưới sự bảo ban, che chở, dạy dỗ, dưới tấm lòng yêu người, yêu đời; truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc anh em; những khó khăn, nỗi niềm ấy dường như tan biến. Ngọn lửa của tình hữu nghị, anh em ruột thịt mang hai chữ “Việt-Lào” ấy như dòng máu vẫn đang ngày đêm chảy trong tim mỗi thầy cô và các lưu sinh viên.

Ngọn lửa ấy ngày hôm nay càng cháy sáng hơn bởi không những chỉ có các bạn lưu sinh viên học tiếng Việt mà còn có cả cán bộ trong Trường được cử sang nước bạn tham gia các khóa đào tạo tiếng Lào ngắn hạn nhằm học hỏi ngôn ngữ cũng như hiểu rõ hơn văn hóa, bản sắc, phong tục, tập quán của nước có chung đường biên giới với Việt Nam này. Điều đó làm cho mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào càng có những cơ sở vững chắc để không ngừng được củng cố và tăng cường, và nhất định sẽ nhân lên gấp bội sức mạnh của nhân dân mỗi nước trong sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên Tổ q́c của mình. Hiện nay, nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo các lưu sinh viên đã được cải thiện nhiều. Mức phụ cấp tuy chưa cao nhưng cũng phần nào giúp các em ổn định cuộc sống, chuyên tâm học tập. Các điều kiện sinh hoạt, trang thiết bị nơi ăn, chốn ở cũng được nhà trường quan tâm tạo thuận lợi cho các em. Các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cũng luôn đồng hành, sát cánh bên nhau lúc các em gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống cũng như luôn chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cho các em tham gia. Thành công nổi bật của việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Lào ở Trường Đại học Tài chính - Kế toán là Trường đã áp dụng mô hình phụ đạo ngoại khóa cho lưu sinh viên trước khi đến với từng môn học. Câu lạc bộ tiếng Việt cho lưu sinh viên Lào do Ban Quản lý lưu sinh viên Lào phụ trách đã tổ chức cho những thầy cô có kinh nghiệm và trực tiếp giảng dạy các học phần lên lớp phụ đạo ngoài giờ cho các em những kiến thức cần tiếp thu trước khi bước vào học từng mơn chính thức ở lớp cùng sinh viên

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

Việt. Đây khơng chỉ là trách nhiệm mà còn là cái tâm của người thầy để sinh viên Lào không phải ngỡ ngàng khi bước vào lớp học cùng sinh viên Việt. Và ước vọng cuối cùng là để cho mỗi sinh viên Lào khi được đào tạo tại Nhà trường phải thật sự nắm vững kiến thức khi ra trường, lên đường trở lại quê hương phục vụ.

Phụ huynh nước bạn ngày càng yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình sang Việt Nam đào tạo tại Trường. Dẫu còn lắm khó khăn gian nan phía trước, Trường Đại học Tài chính - Kế toán vẫn đang từng bước vững tiến, khẳng định vị thế của mình với quy mô đào tạo ngày càng lớn mạnh về chất và lượng. Với tiềm năng về trí lực và vật lực như hiện nay, Trường Đại học Tài chính - Kế toán sẽ trở thành mợt trường trọng điểm của Bợ Tài chính trên địa bàn miền Trung và Tây Nguyên góp phần đào tạo nguồn nhân lực về quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán cho nước bạn Lào.

Năm 2015, Nhà trường tiếp tục đón nhận khóa Lưu sinh viên Lào mới, và như thế “Cây Hữu nghị Việt – Lào” sẽ tiếp tục được vun trồng và sẽ mãi xanh tươi. Trường Đại học Tài chính - Kế toán đã, đang và sẽ là cái tên thân thiết gắn bó với nhiều thế hệ học trò Lào - Việt.

Mười ba năm trôi qua kể từ ngày Trường tiếp nhận các lưu sinh viên đầu tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)