SỐ LƯỢNG LƯU HỌC SINH LÀO HỌC TẬP TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 1975

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 81 - 84)

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH – CHIẾC NƠI ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO NƯỚC BẠN LÀO

SỐ LƯỢNG LƯU HỌC SINH LÀO HỌC TẬP TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 1975

Hệ đào tạo Số lưu học sinh Ngành

Tài chính - Ngân hàng Kế tốn Khác

Đại học chính quy 583 429 152 2

Chuyên tu 23 15 8

Cao học 250 152 98

Nghiên cứu sinh 20 19 1

Bồi dưỡng 120 105 0 15

Tổng cộng 996 720 259 17

Hầu hết số lưu học sinh Lào tốt nghiệp về nước đều đã phát huy được khả năng của mình. Nhiều cựu lưu học sinh Lào giữ các cương vị chủ chốt trong bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, trong các doanh nghiệp trên khắp mọi miền Tổ quốc, đã và đang đóng góp sức mình trong cơng tác quản lý tài chính, xây dựng đất nước Lào ngày càng phồn thịnh.

Theo số liệu khảo sát của Học viện Tài chính trong năm 1999, trong sớ 101 lưu học sinh Lào đã tốt nghiệp về nước công tác đã có 18 (17,8%) lưu học sinh Lào giữ cương vị từ phó vụ trưởng trở lên, 44 (43,6%) lưu học sinh Lào giữ cương vị từ phó trưởng phòng trở lên. Còn theo số liệu khảo sát năm 2012 của Học viện, với đối tượng khảo sát từ 5 khóa, tốt nghiệp ra trường về nước từ 1 đến 7 năm cho thấy, hơn 85% lưu học sinh Lào ra trường có việc làm, tỷ lệ lưu học sinh Lào ra trường có việc làm ngay khá cao. Điều đáng lưu ý là 58% lưu học sinh Lào ra trường có việc làm là nhờ vào trình độ chuyên môn. Trong số lưu học sinh Lào chưa có việc làm chủ yếu là khóa mới ra trường, nhiều lưu học sinh có ý định học tiếp lên cao học.

Bên cạnh việc tiếp nhận và đào tạo lưu học sinh Lào tại Học viện Tài chính, từ năm 1988, Học viện còn cử nhiều cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, tập h́n nghiệp vụ cho cán bợ tài chính tại Lào theo chương trình hợp tác giữa Bợ Tài chính Việt Nam và Bợ Tài chính Lào. Đặc biệt là từ năm 2005, Học

Sắt son Tài chính Việt - Lào

viện Tài chính được Bợ Tài chính giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Dự án đào tạo trình đợ đại học về tài chính – kế toán tại Cợng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo tinh thần Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hợi Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cợng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý và giảng dạy về tài chính – kế toán cho đợi ngũ cán bợ của Bợ Tài chính Lào. Hình thức thực hiện Dự án là tổ chức mở khóa đào tạo trình đợ đại học ngành tài chính – kế toán tại Vieng Chăn. Thực hiện Dự án, Học viện Tài chính đã phới hợp với Trường Đại học Q́c gia Lào, Học viện Tài chính Vieng Chăn xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, tổ chức biên soạn được 39 giáo trình giảng dạy, cử 4 cán bộ có trình độ tiếng Lào dịch các giáo trình từ tiếng Việt sang tiếng Lào, cử 8 cán bợ của Bợ Tài chính Lào làm nhiệm vụ trợ giảng của Dự án. Kết quả, Dự án đã đào tạo được 182 cán bộ có trình đợ đại học về tài chính – kế toán cho Bợ Tài chính Lào.

Cũng trong khn khổ chương trình hợp tác giữa Bợ Tài chính Việt Nam và Bợ Tài chính Lào, Học viện Tài chính còn được giao chủ trì Dự án nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính Đơng-Khăm-Xạng thành Học viện Kinh tế - Tài chính Lào; xây dựng Chiến lược tài chính Lào giai đoạn 2010-2015. Thực hiện Dự án này, Học viện Tài chính đã cử hàng trăm lượt giáo viên sang Lào làm công tác giảng dạy, tư vấn hỗ trợ xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy, hỗ trợ biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của Trường. Đặc biệt, Học viện Tài chính đã tổ chức mở khóa đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Cao đẳng Tài chính Đơng-Khăm-Xạng, tạo điều kiện tḥn lợi cho đợi ngũ cán bộ, giáo viên của Trường tham dự, góp phần chuẩn hóa đội ngũ giáo viên chuẩn bị về nguồn nhân lực để nâng cấp thành học viện; đây sẽ là đội ngũ cán bộ nòng cớt của Trường cũng như Bợ Tài chính Lào tiếp tục sự nghiệp đào tạo của Học viện Tài chính cho nước bạn Lào.

Những mục tiêu, định hướng và những giải pháp thực hiện trong Chiến lược tài chính Lào giai đoạn 2010-2015 đó là trí tuệ của tập thể các nhà khoa học của Học viện; những đóng góp đó đã góp phần xây dựng nền tài chính q́c gia Lào ngày một vững mạnh, phát huy được vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Song song với việc hỗ trợ nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính Đơng-Khăm-Xạng thành Học viện Kinh tế - Tài chính Lào, Học viện Tài chính còn mở nhiều lớp bồi dưỡng

Hợp tác tài chính Việt - Lào: Những mốc son trên hành trình phá

t triển

cho cán bợ chủ chớt của Bợ Tài chính Lào. Qua chương trình này, nhiều cán bộ chủ chốt của Bợ Tài chính Lào đã được bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng biên dịch Tiếng Việt.

Một điểm đáng chú ý nữa là tập thể cán bộ, giáo viên của Học viện đã dày công biên soạn ćn Từ điển tḥt ngữ tài chính Việt – Lào. Với 4.102 thuật ngữ tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính được mơ tả bằng các khái niệm, định nghĩa và giải thích mợt cách cơ đọng và súc tích sẽ là tài liệu quý, là cẩm nang cho tất cả đợi ngũ cán bợ làm cơng tác tài chính của nước bạn Lào.

Học viện Tài chính rất tự hào và khẳng định rằng Học viện là cái nôi đào tạo cán bợ quản lý tài chính cho nước bạn Lào. Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của các lưu học sinh Lào, với cán bộ giáo viên Học viện Tài chính được thể hiện qua sự cớ gắng nỗ lực trong học tập của các lưu học sinh Lào, sự quan tâm của các thế hệ thầy và trò Học viện Tài chính đã giành nhiều thời gian cùng với tâm huyết và cơ sở vật chất đặc biệt ưu tiên cho các lưu học sinh Lào đến Học viện Tài chính học tập và nghiên cứu.

Có thể khẳng định, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên Học viện Tài chính ln giành cho lưu học sinh Lào đến Học viện Tài chính học tập, nghiên cứu. Điều đó đã để lại nhiều hình ảnh tốt đẹp, khắc sâu tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của nhân dân hai nước Việt - Lào.

Trước những đóng góp của Học viện Tài chính trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn cán bợ quản lý tài chính cho nước bạn Lào, cán bợ, giáo viên và tập thể Học viện Tài chính đã được Nhà nước Cợng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất cho 01 cá nhân, Huân chương Lao động hạng Nhì cho 03 tập thể và 07 cá nhân, Huân chương Lao động hạng Ba cho 01 tập thể và 04 cá nhân; Huân chương Tự do “ISSARA” hạng Nhì cho Học viện Tài chính; Huân chương Hữu nghị cho 05 cá nhân của Học viện Tài chính.

Sắt son Tài chính Việt - Lào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 2 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)