Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý ảnh trong nhận diện điều khiển ô tô (Trang 25 - 26)

Để hạn chế các tai nạn gây ra do ngủ gật khi lái xe, một số hãng sản xuất ô tô và các công ty chế tạo thiết bị đã cho ra một số thiết bị kỹ thuật, nhằm cảnh báo lái xe khi lái xe có hiện tượng ngủ gật hay các hành vi bất thường lúc lái xe. Chúng ta có thể thấy các thiết bị có cấu hình từ phức tạp đến đơn giản, dưới đây là một số ví dụ về các thiết bị như vậy.

11

2.3.1 Dòng thiết bị đơn giản

Một số lái xe cho biết họ có thể chống buồn ngủ hiệu quả với thiết bị chống ngủ gật có cấu trúc cơ bản. Khi người sử dụng sản phẩm gật đầu về phía trước khoảng 15 - 30 độ, thiết bị sẽ rung động và phát ra âm thanh thật to để cảnh báo người lái xe. Ở Việt Nam hiện nay có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm như thế này. Các sản phẩm này có ưu điểm là gọn nhẹ và giá thành rất rẻ (khoảng hơn 10 đô la/sản phẩm). Tuy nhiên, một số bác sỹ cho biết sử dụng thiết bị này có thể gây hại cho sức khỏe.

2.3.2 Dòng thiết bị cao cấp

Ford cũng đang nghiên cứu các cảm biến “sinh trắc học” để cải thiện tính năng an tồn cho những người sử dụng. Các cảm biến này được dùng để tính tốn đo đạc nhịp tim, nhịp hô hấp, sự thay đổi và phản ứng của da được đặt tại vô lăng, trụ lái và dây an toàn của người lái xe.

Giống như các thiết bị được trang bị cho phòng tập thể dục, các cảm biến được đặt tại vô lăng để theo dõi sự thay đổi nhịp tim còn các cảm biến hồng ngoại được sử dụng để theo dõi nhiệt độ trên khn mặt và lịng bàn tay của người lái xe.

[3]

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý ảnh trong nhận diện điều khiển ô tô (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)