Xử lý thông tin theo mức độ mệt mỏi của người lái xe

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý ảnh trong nhận diện điều khiển ô tô (Trang 34 - 36)

Một cuộc khảo sát năm 2018 từ AA (Alcoholics Anonymous) cho thấy 1/8 (13%) người lái xe Anh thừa nhận ngủ gật khi đang cầm lái. Gần 2/5 (37%) nói rằng họ đã quá mệt mỏi và sợ rằng họ sẽ ngủ quên khi đang lái xe. [9]

Theo luật ATGT đường bộ năm 2008: “Thời gian làm việc của người lái xe ô tô tối đa 10h/ngày và không được lái xe quá 4 giờ liên tục”. Tại vì khi đó não bộ chúng ta đã làm việc q sức, cơ thể khơng cịn khả năng tập trung nữa.

Xử lý thông tin theo mức độ mệt mỏi của người lái xe được mô tả đơn giản như sau:

 Phát hiện biểu hiện mệt mỏi của người lái xe khi bắt đầu làm việc (1).  Phát hiện điều kiện và mức độ làm việc có thể gây mệt mỏi (2).

 Tạo ra tín hiệu kích thích và cảnh báo tùy theo mức độ hành vi mệt mỏi hay ngủ gật của người lái xe (3).

20

Một số vấn đề cần giải quyết

Mệt mỏi do điều kiện lái xe gây ra bởi:

Lái xe vào ban đêm (2h00 – 6h00) hoặc vào buổi chiều (13h00-15h00) hoặc lái xe liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ trên những đoạn đường vắng, tốc độ xe ít thay đổi là điều kiện cơ thể có xu hướng ngủ tự nhiên. Tương tự hình 3.4 đang miêu tả người lái có dấu hiệu buồn ngủ khi lái xe.

Hình 3.4: Buồn ngủ khi lái xe vào ban đêm (Nguồn internet)

Như vậy, để xác định điều kiện buồn ngủ của người lái xe chúng ta có thể xác định các tham số như: thể trạng của lái xe trước và trong khi lái xe, lịch trình làm việc trong tuần, thời điểm lái xe, thời gian lái xe, quãng đường lái xe, điều kiện con đường xe đang di chuyển... [3]

Có nhiều giải pháp khác nhau để xác định các tham số đó. Như để xác định thể trạng của lái xe bằng cách sử dụng các thiết bị đo thông số cơ thể (nhiệt độ, nhịp tuần hoàn, nhịp thở, …) để xác định cơ thể có mệt mỏi và buồn ngủ hay khơng. Hoặc để xác định lịch trình thì dựa vào bảng thống kê thời gian làm việc của lái xe trong tuần, để từ đó xác định mức độ mệt mỏi đã được tích tụ và tình trạng thiếu ngủ của người lái xe…

21

Tuy nhiên cần phải lựa chọn các giải pháp phù hợp để ứng dụng trong sản phẩm, như phải căn cứ vào các yếu tố:

 Độ tin cậy của giải pháp xác định.  Mức độ phức tạp của giải pháp.

 Độ bền của thiết bị khi ứng dụng trong điều kiện thực tế.  Mức độ tương thích với xe và lái xe.

 Chi phí khi áp dụng giải pháp.

Việc xác định tất cả các điều kiện có thể gây buồn ngủ khi người lái xe là mục tiêu lý tưởng của các thiết bị loại này. Tuy nhiên, việc tối ưu điều kiện thực tế với yêu cầu cho phép có thể làm căn cứ xác định một số thông số để xác định điều kiện buồn ngủ khi lái xe, chẳng hạn như:

 Thời điểm lái xe.

 Quãng đường lái xe liên tục.

 Thời gian lái xe liên tục không nghỉ.  Mức độ ổn định tốc độ lái xe.

Một phần của tài liệu Ứng dụng xử lý ảnh trong nhận diện điều khiển ô tô (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)