Thiết kế các chi tiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng (Trang 75 - 81)

Chương 4 : QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ MƠ PHỎNG

4.1 Mô phỏng hệ thống lái bằng phần mềm Solidworks

4.1.5 Thiết kế các chi tiết

Để thiết kế một chi tiết, ta chọn FileNew hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N để mở một File mới. Sau đó ta chọn mơi trường Part để vẽ, khi vào trong môi trường Part ta chọn Sketch để vẽ. Trong Sketch thì có 3 mặt phẳng (Top Plane, Front Plane, Right Plane), ta chọn một mặt phẳng để vẽ. Ta dùng các lệnh Line để vẽ các đường thằng, dùng lệnh Circle để vẽ đường trịn, sau đó dùng lệnh Extruded Boss/Base để dựng hình. Sau khi vẽ xong, ta tiến hành đo kích thước và xuất bản vẽ bằng cách nhấn Ctrl + P, chọn Page Setup và chọn size khổ giấy A4 tích vào mục Landscape để khổ giấy nằm ngang và chọn OK

64

Hình 4.7: Bản vẽ chi tiết cùm moay-ơ

Moay-ơ là một bộ phận trong hệ thống bánh xe của ô tơ, nó liên kết với bánh xe để chiếc

xe có thể hoạt động một cách tốt nhất. Vịng bi moay-ơ giúp liên kết bánh xe với moay- ơ, giúp bánh xe có thể liên kết với khung xe. Vai trị của moay-ơ là giữ cân bằng cho xe, để xe có thể di chuyển một cách êm ái và an toàn hơn.

65

Thanh răng liên kết trực tiếp với bánh răng và 2 đầu thanh răng nối với thanh dẫn động. Có chức năng chính chuyển đổi chuyển động xoay của bánh răng thành chuyển động thẳng, tăng khả năng giảm tốc, ổn định góc quay vơ lăng.

66

Hình 4.9: Bản vẽ thanh dẫn động

Thanh dẫn động được nối tại các đầu thanh răng ở trên trục quay, cơ cấu thanh răng trục vít khi đó sẽ biến đổi chuyển động quay của vô lăng để tạo thành chuyển động tịnh tiến cần thiết giúp làm xoay góc bánh xe khi đánh lái vào cua. Cơ cấu hình học của các thanh dẫn động lái sẽ giúp cho các bánh xe phía bên trong quay nhiều hơn so với các bánh xe phía ngồi.

67

Hình 4.10: Bản vẽ bánh răng

Bánh răng có hình trịn sẽ được nối trực tiếp với trục tay lái, khi xoay vơ lăng thì sẽ khiến bánh răng được quay, kéo theo đó chính là thanh răng. Thanh nối ở các đầu răng được gắn trực tiếp với cánh tay đòn trục xoay. Giúp chuyển đổi việc chuyển động của vành tay lái sang chuyển động thẳng để điều chỉnh hướng xe đi, giảm tốc, tăng thêm lực giúp bánh xe chuyển hướng một cách dễ dàng và chính xác nhất.

68

Hinh 4.11 Bản vẽ ro-tuyn lái

Ro-tuyn lái bao gồm ro-tuyn lái trong và ro-tuyn lái ngoài. Ro-tuyn lái trong được ví như

cánh tay địn và được thiết kế có 1 đầu ro-tuyn cơ động có thể xoay trịn để gắn thước lái, đầu còn lại ro-tuyn lái ngoài gắn vào ngỗng moay-ơ, là bộ phận tác động và dẫn hướng cho bánh xe và có thể chuyển động linh hoạt, êm ái do bên ngồi có một lớp cao

su bảo vệ trục khớp bên trong ro-tuyn.

Sau khi nhận được truyền động mà rotuyn lái trong chuyển tới, ro-tuyn lái ngoài sẽ biến thành các cử động điều khiển ngỗng moay-ơ thơng qua đầu ro-tuyn cịn lại gắn vào moay-ơ. Ro-tuyn lái ngoài và ro-tuyn lái trong của xe ơ tơ có sự liên kết chặt chẽ để cả hệ thống vận hành một cách trơn tru, giúp bánh xe dễ dàng chuyển hướng theo ý muốn.

69

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình hệ thống lái đa hướng (Trang 75 - 81)