Ký hiệu Phát biểu
TT_1 Tôi nghĩ rằng tôi là khách hàng trung thành của tivi X
TT_2 Tôi tin rằng, nếu mua tivi, X sẽ là sự chọn lựa đầu tiên của tôi TT_3 Tôi sẽ khơng mua tivi khác nếu X có bán ở cửa hàng
TT_4 Tơi sẽ tìm mua cho được X chứ không mua các loại tivi khác nếu X khơng có bán ở cửa hàng tơi đến
TT_5 Tơi sẽ giới thiệu bạn bè, người thân mua X
TT_6 Tơi sẵn sàng chờ mua tivi X nếu nó chưa có sẵn tại cửa hàng
2.4. Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước:
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng và được xử lý thông qua phần mềm SPSS 11.5. Mặt khác, chương này tác giả cũng trình bày qui trình nghiên cứu, kế hoạch và phương pháp thu thập dữ liệu.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu ở chương 1, chương này tác giả xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành (bao gồm sự nhận
biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệu) và thang đo lòng trung thành thương hiệu. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cụ thể kết quả kiểm định của mơ hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu
Chương 3 trình bày thơng tin về mẫu khảo sát và kiểm định mơ hình đo lường các khái niệm nghiên cứu. Khi thang đo các khái niệm đã được kiểm định, nó sẽ được sử dụng để ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Thông tin về đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện như trong bảng 3.1:
- Về giới tính của mẫu nghiên cứu: Có tổng cộng 284 đối tượng, trong đó có 109 là nam chiếm tỷ lệ 38.4% và 175 nữ chiếm 61.6%. Trên thực tế, đối tượng mua tivi có tỷ lệ nữ cao hơn nam nên sự chênh lệch về giới tính như trên là chấp nhận
được.
- Về trình độ học vấn: Chủ yếu là người tiêu dùng có trình độ cao đẳng, đại học
chiếm đa số 95.8%, trên đại học 4.2%. Do đó, về trình độ học vấn của mẫu
tương đối đồng đều.
- Về cơ cấu tuổi của mẫu được phân bổ như sau: Tuổi của mẫu được phân thành 3 nhóm chính. Độ tuổi chiếm đa số là độ tuổi lao động từ 25 – 35 tuổi chiếm 93%, kế đến là 36 – 45 tuổi chiếm 5.3% và ít nhất là trên 46 tuổi chiếm 1.8%. Đây
cũng là điều hợp lý vì đa phần nhóm người độ tuổi lao động (25 – 35 tuổi)
thường xuyên phải cập nhật thông tin qua sách, báo đài, truyền hình và là đối tượng tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình nên nhu cầu sử dụng và mua sắm tivi khá cao.
- Về thu nhập của mẫu: Theo mẫu khảo sát được thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở những người có thu nhập trung bình từ 3 – 5 triệu đồng chiếm
53.5%, kế đến là 6 – 10 triệu đồng chiếm 23.9%, và cuối cùng là trên 10 triệu
đồng chiếm 6.3%. Hầu hết, các đối tượng nghiên cứu là những người có thu
nhập trung bình trở lên trong điều kiện khu vực ở TP.HCM và đây cũng là mức thu nhập phổ biến của xã hội.
- Về thương hiệu tivi khách hàng đang sử dụng: ta thấy rằng Sony là thương hiệu
được nhiều người tiêu dùng sử dụng nhất chiếm 33.6%, kế đến là Samsung với
25.2%, thứ ba là LG với 22.4%, thứ tư là Panasonic với 9.9% và Toshiba với 8.9%.