NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK)
1.2.1 Những kết quả đạt được
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietbank được thể hiện ở bảng 1.8 và sơ đồ 1.7:
Bảng 1.8: Lợi Nhuận Sau Thuế của Ngân Hàng Vietbank đến Năm 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân Hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009 Dự Kiến Năm 2010
Vietbank - - 10 22 42 60
ACB 385 658,8 1.500 2.561 2.838 1.333
VCB 1.760 3.877 3.149 3.590 5.004 2.800
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietbank, ACB,VCB)
10 22 42 60 0 20 40 60 80
NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 DỰ KIẾN NĂM
2010 LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Sơ đồ 1.7 Bảng báo cáo lợi nhuận sau thuế của Ngân Hàng VIETBANK đến Năm 2010
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietbank đến Năm 2010)
Năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của Vietbank bắt đầu đi vào ổn định và có hệ thống, lợi nhuận sau thuế đạt được 42 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần năm 2008.
Đến năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, tăng 43,33% so với năm 2009. Nguyên nhân là do thương hiệu ngân hàng đã được khách hàng biết đến qua hoạt động marketing trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông như báo, đài, kênh truyền hình, các hoạt động từ thiện,… Do vậy số lượng khách hàng đến giao dịch Ngân Hàng bắt đầu tăng lên đáng kể. Đây là một tín hiệu tốt cho một ngân hàng non trẻ mới thành lập như Ngân Hàng Vietbank.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm. Cụ thể: lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm 2010 dự kiến là 1,96%, giảm 2,02% so với năm 2009. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 ngân hàng Vietbank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước đã dẫn đến tỷ suất này sụt giảm đáng kể so với năm 2009. Kết quả này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Vietbank chưa hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác ở mức độ rất thấp (xem bảng 1.9).
Bảng 1.9: Lợi Nhuận Sau Thuế Trên Vốn Chủ Sở Hữu Vietbank đến năm 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng. CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 DỰ KIẾN NĂM 2010 Vốn Chủ Sở Hữu 1.005 1.008 1.049 3.056
Lợi Nhuận Sau Thuế 10 22 41 60
Lợi Nhuận Sau Thuế/Vốn Chủ Sở Hữu (%) 1,04 2,22 3,98 1,96 (Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Vietbank)
Tổng tài sản hợp nhất đến năm 2010 dự kiến tăng 55% so với năm 2009.
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của Vietbank)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đến năm 2010 dự kiến đạt 89,7% so với năm 2009. (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của Vietbank)
Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn của Vietbank có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Kết quả này cho thấy Vietbank luôn chủ động được nguồn vốn cho vay và tốc độ tăng trưởng
tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động nên chỉ tiêu này có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn dự kiến là 43,53%. (Xem bảng 1.10).
Bảng 1.10: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng Vietbank đến Năm 2010 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm
2008
Năm 2009 Dự Kiến Năm 2010 Tổng Vốn Huy Động 382 1.267 6.149 16.647
Dư Nợ Cho Vay 106 218 3.820 7.247
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 27,75 17,21 62,12 43,53
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Vietbank)
Chất lượng tín dụng: phù hợp với yêu cầu của Ban lãnh đạo đề ra: nợ xấu năm 2010 chiếm 0,00014% tổng dư nợ tín dụng và thấp hơn nhiều so với mức dự kiến là 1%.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Vietbank đã nỗ lực bám sát sự thay đổi thị trường và áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ nhằm giảm thiểu tối đa, mang lại nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng.
1.2.2 Những khó khăn tồn tại
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng trong năm 2010 đã được mở rộng khắp cả nước. Các chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động. Đến năm 2010 ngân hàng đã có 10 chi nhánh, 98 phịng giao dịch đi vào hoạt động. Số lượng nhân sự bắt đầu năm 2007 của ngân hàng là 193 người, đến 31/12/2009 là 674 người, đến cuối năm 2010 là 816 nhân viên.
Trong năm 2010 Vietbank xác định nhiệm vụ trọng tâm là củng cố, phát triển chất lượng tín dụng, kiểm sốt các khoản vay mới, tích cực hạn chế nợ xấu, phát triển các hoạt
động dịch vụ để tăng các khoản thu ngồi lãi, trong đó ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ và huy động vốn.
Bối cảnh năm 2010 không thuận lợi và các điều kiện như thời gian hoạt động ngắn, nhân sự bổ sung nhiều đa số là nhân viên mới, chưa tạo được sự thống nhất, các sản phẩm chưa triển khai hết nhưng tốc độ phát triển và kết quả hoạt động mà ngân hàng Vietbank đã đạt được như vậy rất đáng khích lệ. Thực tế số liệu ngân hàng Vietbank đạt được bằng một số ngân hàng thương mại khác phát triển trong nhiều năm.
Mặt khác lợi nhuận ngân hàng chưa cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau: + Thời gian hoạt động ít, dư nợ và huy động bình qn khơng cao.
+ Chi phí cao chủ yếu là các chi phí trong thời gian chuẩn bị cho 2 năm 2007 - 2008, chi phí trích lập dự phịng chung cho hoạt động tín dụng của tồn hệ thống, chi phí mở rộng kênh phân phối lớn, đặc biệt là chi phí thuê nhà, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, nhân sự.
+ Lãi suất biến động trong khi nền tảng huy động của Vietbank chưa vững chắc dẫn đến có sự chênh lệch khá lớn giữa lãi suất đầu vào và đầu ra.
Năm 2009 và 2010 là những năm hoạt động thực chất của ngân hàng Vietbank. Đến cuối năm 2010 hệ thống ngân hàng Vietbank đã hình thành rõ nét và bắt đầu vận hành theo từng mảng chuyên trách, đảm bảo trách nhiệm giữa quản lý hệ thống và kinh doanh trực tiếp, có hệ thống quản lý theo chiều dọc với từng nghiệp vụ.
Bên cạnh đó thương hiệu Vietbank dần dần được nhiều người biết đến, các trụ sở của Ngân Hàng Vietbank rất khang trang tạo ấn tượng tốt, các sản phẩm truyền thống đã được triển khai tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn có nhiều hoạt động cịn hạn chế phải được khắc phục trong các năm tới.
1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIETBANK ĐẾN NĂM 2020.