CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.3.2.1 Yếu tố cá nhân (Đặc điểm sinh viên)
Mơ hình của Chapman (1981), Freeman (1999), Cabrera &La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007), Quí & Thi (2009) tất cả những khía cạnh đặc điểm sinh viên là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học.
Mơ hình của Freeman cũng chỉ ra rằng các đặc tính sinh viên ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học đối với học sinh trung học người Mỹ gốc Phi. Hossler và cộng sự (1985) cho rằng tình trạng kinh tế xã hội ảnh hưởng tích cực đến khuynh hướng để tham dự một trường đại học. Ngồi mức độ hoặc tình trạng kinh tế xã hội của gia đình, các nhà nghiên cứu đã xác định được khả năng học tập của học sinh như một yếu tố dự báo về sự tham gia của sinh viên trong giáo dục đại học (Freeman, 1999).
Một cuộc khảo sát các đặc điểm sinh viên cho các cá nhân ảnh hưởng trong quá trình lựa chọn đại học, "sự rộng lớn và đa dạng của các đặc tính tác động đến lựa chọn sinh viên đại học"(Washburn, 2000, trang 17)
Các nhà lý thuyết lựa chọn trường đại học (ví dụ, Anderson & Hearn,1992; Hearn, 1991; Hossler và cộng sự, 1989; McDonough, Antonio & Trent, 1995) đã chỉ ra một số ảnh hưởng bao gồm yếu tố văn hóa và xã hội, kinh tế và tài chính, hoặc một số sự kết hợp của hai yếu tố trên ảnh hưởng đến việc lựa chọn hoặc không lựa chọn tham gia giáo dục. (Freeman, 2000, trang 8)
Theo Hossler và cộng sự (1985), nhân khẩu học, nguồn gốc địa lý, nền kinh tế xã hội, năng khiếu, giới tính, nguồn gốc gia đình và sự quan tâm đến nghề nhiệp của sinh viên đã được phân tích để xây dựng một hồ sơ đặc điểm cá nhân của sinh viên khi tham gia vào trường .