CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.3.2.7 Những rào cản tâm lý xã hội và nhận thức ngoại khóa
Có nghiên cứu cho thấy những rào cản và ảnh hưởng của dân tộc vào sự lựa chọn trường quá trình đại học cho các nhóm dân tộc thiểu số (Gail, 2001; Hossler, Hu, & Schmit, 1998; Freeman, 1999; Kern, 2000). Mow and Nettles (1985) đã thảo luận chủ yếu về vấn đề dân tộc, phân biệt chủng tộc và hội nhập xã hội như ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn đại học của người Mỹ gốc Phi. Nghiên cứu của Freeman (1999) cho thấy người Mỹ gốc Phi cảm nhận rào cản tâm lý hay xã hội thực sự trong quá trình ra quyết định tham gia vào giáo dục đại học.
Freeman (1999) nghiên cứu về 70 sinh viên người Mỹ gốc Phi từ các trường nội thành ở New York và Washington DC, chỉ ra một số yếu tố trong đó việc thiếu khuyến khích từ các cá nhân có ảnh hưởng quan trọng như là một trong những lý do cho sự suy
giảm tham gia của người Mỹ gốc Phi vào giáo dục đại học. Trong một cuộc phỏng vấn, những sinh viên này cũng nói thêm rằng họ khơng thường xun tiếp xúc với những lợi ích hữu hình của đại học. Nettles Thoeny & Gossman (1986) nhận thấy rằng chất lượng của các trường đại học có liên quan đáng kể với điểm trung bình đại học của học sinh gốc Phi Mỹ.
Tóm lại
Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường của sinh viên trong nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu vào các yếu tố bao gồm thảo luận Chapman (1981), Freeman (1999), Cabrera và La Nasa (2000); Mario và Helena (2007), Quí & Thi (2009) và Toàn (2011).
Mơ hình của Chapman xem xét quá trình lựa chọn trường từ đặc điểm sinh viên và sự kết hợp của tác động bên ngoài dẫn quyết định lựa chọn trường. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: người ảnh hưởng quan trọng, đặc tính cố định trường đại học, và các nỗ lực trường đại học để giao tiếp với học sinh. Các yếu tố bên trong bao gồm: tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, kết quả học tập ở PTTH và mức độ giáo dục mong đợi.
Mơ hình Freeman (1999) tập trung chủ yếu vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn trường đại học của người Mỹ gốc Phi của sinh viên trường. Nó bao gồm các yếu tố của gia đình / yếu tố cá nhân ảnh hưởng, rào cản văn hóa, tâm lý cũng như xã hội liên quan đến chủng tộc và nhận thức văn hóa. Mơ hình Freeman chủ yếu là một mơ hình xã hội học, kiểm tra việc lựa chọn trường đại học cho người Mỹ gốc Phi. Mơ hình Cabrera và La Nasa (2000) kiểm tra các giai đoạn, các yếu tố, và kết quả các giai đoạn tìm kiếm và lựa chọn trường của học sinh trung học. Mơ hình Cabrera và La Nasa (2000) đề cấp đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường theo từng giai đoạn như: đặc điểm cá nhân, cá nhân có ảnh hưởng quan trọng, đặc điểm của trường đại học và công việc tương lai.
Mơ hình Mario và Helena (2007) cho thấy yếu tố bản thân sinh viên có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn trường. Bên cạnh đó, sự hiểu biết sẵn có về trường đại học có ảnh hưởng lớn, kế đến là danh tiếng của trường đại học, ảnh hưởng của cá nhân và sự sẵn có của khóa học.
Mơ Q & Thi (2009) bao gồm 5 yếu tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường đại học; yếu tố bản thân cá nhân học sinh; yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố đặc điểm cố định của trường đại trong đó yếu tố cơng việc tương lai là quan trọng nhất.
Toàn (2011) bao gồm 5 yếu tố ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; yếu tố về đặc điểm của trường đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường đại học và yếu tố về danh tiếng của trường đại học trong đó sự hấp dẫn của ngành học là yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường đại học.