CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng.
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn khám phá, phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm để tìm ra các ý kiến chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học ngồi cơng lập.
Phỏng vấn khám phá: 50 bảng câu hỏi mở được phát ra cho sinh viên để tự ghi
vào các yếu tố nào ảnh hưởng quyết định lựa chọn trường đại học
Phỏng vấn tay đôi: tác giả thực hiện khảo sát câu hỏi mở đối với một số sinh
viên tại các trường ngồi cơng lập nhằm tìm ra các ý kiến chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng khi quyết định chọn lựa trường đại học.
Thảo luận nhóm: tác giả tiến hành thảo luận hai nhóm, mỗi nhóm 10 người tại
địa điểm do tác giả bố trí và điều khiển chương trình thảo luận. Trước tiên tác giả thảo luận với nhóm sinh viên những câu hỏi mở có tính khám phá để tìm thêm có những câu nào ngồi những câu hỏi ở bước trước hay không.
3.2.1.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Liker 5 mức độ để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ nghiên cứu định tính. Nghiên cứu được thực hiện với số bảng câu hỏi đưa vào phân tích là 298 bảng từ sinh viên các trường ngồi cơng lập ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Ngoại Ngữ - Tin Học, ĐH Cơng Nghệ Sài Gịn, ĐH Cơng nghệ Hutech nhằm kiểm định lại thang đo trong mơ hình nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn trong lần nghiên cứu tiếp theo.
3.2.1.3 Xác định mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Theo kinh nghiệm, có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983), cũng có nhà nghiên cứu cho rằng cỡ mẫu tối thiểu cần 5 mẫu cho một tham số ước lượng (tiêu chuẩn 5:1) (Bollen, 1998), (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2008, trang 35). Nghiên cứu này chọn kích thước mẫu tiêu chuẩn 5:1. Nghiên cứu này có 38 biến, vậy số mẫu cần ít nhất là 190 mẫu. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được chọn là 350 mẫu và tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 80%.