Theo Lambert, Stock và Ellram viết trong cuốn “Những nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistics” xuất bản năm 1998 thì “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường” (Nguồn: Michael Hugos,
Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng, 2010)
Các thành viên của chuỗi cung ứng bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ. Trong nghiên cứu này, công ty Dược Kon Tum đóng vai trị là nhà phân phối trong chuỗi cung ứng.
1.4.2 Nhà phân phối:
Nhà phân phối là các công ty chuyên nhận một khối lượng hàng hóa lớn từ các nhà sản xuất rồi giao một nhóm các dịng sản phẩm có liên quan đến tay khách hàng. Trong trường hợp này là nhóm hàng dược phẩm và vật tư y tế. Nhà sản xuất lưu trữ hàng hóa và tiến hành nhiều cơng tác bán hàng nhằm mục đích tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Ngoài ra, để thúc đẩy công tác bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối thông thường cịn kiêm ln cơng tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi. (Michael Hugos, Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng, 37)
Các quy trình của chuỗi cung ứng gồm : hoạch định, thu mua, sản xuất và phân phối. Để nghiên cứu được xuyên suốt và giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung, tác giả chỉ trình bày cụ thể quy trình “Phân phối”như sau:
Quy trình phân phối gồm các bước sau:
1- Quản trị đơn đặt hàng: quy trình này bao gồm việc nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, nhà phân phối sẽ trả lời khách hàng các thông tin về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, các sản phẩm thay thế,v.v…
2- Lập lịch trình giao hàng: Có hai cách thực hiện giao hàng là giao hàng trực tiếp (khách hàng đến nhận hàng tại kho) và giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Đối với những đơn hàng nhỏ và cần giao gấp, cơng ty phân phối có thể u cầu khách hàng trực tiếp đến lấy. Tất nhiên bộ phận kinh doanh phải xử lý đơn hàng và chuyển xuống bộ phận giao nhận để khách hàng có thể nhận được hàng trong thời gian sớm nhất.
Đối với những đơn hàng cần phương tiện vận chuyển chuyên dụng, ví dụ vắc- xin hoặc sinh phẩm y tế cần bảo quản lạnh từ 2-8 0C hoặc những đơn hàng giao theo lịch trình thì cơng ty sẽ xử lý theo quy trình, từ nhận đơn hàng đến sắp xếp hàng hóa và lập lịch trình giao hàng.
3- Quy trình trả hàng: tất cả các chuỗi cung ứng đều phải xử lý trường hợp trả hàng. Đây là một quy trình thường khơng được chú trọng và hoạt động không hiệu quả. Những trường hợp thường gặp nhất là: giao hàng không đúng đơn đặt hàng, sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, hàng bị lỗi kỹ thuật do nhà sản xuất,v.v… Việc xử lý các đơn hàng bị trả lại thể hiện chất lượng phục vụ hậu mãi của một cơng ty có tốt hay khơng, do vậy để tăng tính cạnh tranh so với đối thủ, các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến quy trình này để làm hài lịng khách hàng.
(Michael Hugos, Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng, 99-111)
Trên thực tế, để được cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP- Good Distribution Practices), một doanh nghiệp dược phải có một danh sách các quy trình đạt chuẩn, bao gồm : từ quy trình mua hàng, nhập hàng, quy trình bảo quản hàng hóa, kiểm sốt chất lượng, quy trình vệ sinh kho, phịng chống mối mọt cơn trùng, phòng cháy chữa cháy, quy trình sắp xếp hàng hóa cho đến quy trình giao nhận, vận chuyển,v.v… cuối cùng là quy trình xử lý sản phẩm trả về, hủy thuốc kém chất lượng, quy trình thu hồi, ngồi ra cịn có quy trình đào tạo nhân viên định kỳ để cập nhật các thông tư, nghị quyết mới về y tế, v.v….
Đây là những quy trình thao tác chuẩn mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có để thực hiện đúng để đảm bảo chất lượng cũng như dịch vụ mà mình cung cấp.
Tóm tắt chương 1: Nội dung chương 1 trình bày các khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị của doanh nghiệp dược và chuỗi giá trị khách hàng dựa trên mơ hình của Michael Porter, Philip Kotler, Robert S. Kaplan và David P. Norton. Phần cuối cùng trình bày lý thuyềt về chuỗi cung ứng vì trong các thành phần của chuỗi cung ứng thì cơng ty Dược Kon Tum đóng vai trị là nhà phân phối.