Bảng 2 .20 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của 14 ngân hàng
1.4. PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG BÊN TRONG QUA CHỈ TIÊU NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NHTM [10]
1.4.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là thƣớc đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 1: Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn: Tiềm lực vốn (mức độ an
toàn vốn) của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá cao hay thấp là phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn. Chỉ tiêu này phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định khả năng của một ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trƣờng.
Chỉ tiêu 2: Chất lượng tài sản có phản ánh sức khỏe của một ngân hàng: Cơ
cấu tài sản có của ngân hàng bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, đầu tƣ trực tiếp, cho vay khách hàng, tài sản cố định, tài sản khác. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành ngân hàng ở Việt Nam thì chất lƣợng dƣ nợ cho vay là đáng quan tâm nhất.
Chỉ tiêu 3: Khả năng thanh khoản: Tỷ lệ giữa tài sản Có có thể thanh tốn
ngay/Tỷ lệ tài sản Nợ phải thanh toán ngay; chỉ tiêu định tính thể hiện qua năng lực quản lý thanh khoản của NHTM, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM.
Chỉ tiêu 4: Khả năng sinh lời: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Một số NHTM làm ăn kinh doanh tốt, khả năng sinh lời cao sẽ có điều kiện trích lập các quỹ dự trữ, đầu tƣ mở rộng mạng lƣới giao dịch, đầu tƣ công
nghệ, khách hàng cảm thấy yên tâm tin tƣởng và gửi tiền, do đo nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đánh giá mức sinh lợi của một ngân hàng thơng qua chỉ tiêu nhƣ gía trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có ROA…
1.4.2. Năng lực hoạt động
Khả năng huy động vốn: Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của các
NHTM, quyết định quy mơ kinh doanh. Ngân hàng nào có khả năng huy động vốn lớn thì có triển vọng mở rộng thị phần tín dụng, đầu tƣ và dịch vụ khác nhau nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng huy động vốn của ngân hàng đƣợc đánh giá thơng qua một số tiêu chí nhƣ: thị phần huy động vốn, mức tăng trƣởng huy động vốn, lãi suất huy động cạnh tranh…
Hoạt động tín dụng, đầu tư: Hoạt động tín dụng và đầu tƣ là hoạt động kinh
doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận, nhất là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Hoạt động tín dụng và đầu tƣ của NHTM tốt sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, phát triển khả năng huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Phát triển sản phẩm dịch vụ khác: Mỗi ngân hàng đều có mục tiêu phát triển
hoạt động, dịch vụ riêng để tạo cho mình một thế mạnh về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi nền kinh tế càng phát triển thì các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Hoạt động này mang lại thu nhập khá quan trọng cho ngân hàng và ít chứa đựng rủi ro. Ở các nƣớc phát triển, thu nhập từ nghiệp vụ trung gian mang tính dịch vụ chiếm trên 50% thu nhập của ngân hàng. Sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ địi hỏi các NHTM ngồi việc cạnh tranh về giá cịn phải khơng ngừng tìm tịi, phát triển những hình thức dịch vụ mới, đa dạng hóa danh mục, chủng loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng thêm thị phần và lợi nhuận cho ngân hàng.
Năng lực về công nghệ là thành phần quan trọng nhất trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong ngân hàng. Máy móc thiết bị tự động giúp rút ngắn thời gian thao tác, tăng độ chính xác, tiện lợi của các dịch vụ ngân hàng. Cơng nghệ là điều kiện mang tính cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cơng nghệ trong ngân hàng cịn bao gồm cả hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro trong nội bộ ngân hàng.
Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lƣợng, chất lƣợng cơng nghệ hiện đại mà cịn bao gồm cả khả năng đổi mới các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng nhƣ kinh tế. Năng lực công nghệ của ngân hàng thƣờng đƣợc đánh giá thơng qua các tiêu chí: khả năng trang bị cơng nghệ mới bao gồm thiết bị và nhân lực, mức độ đáp ứng của công nghệ ngân hàng với nhu cầu của thị trƣờng để giữ đƣợc thị phần dịch vụ, tính liên kết cơng nghệ giữa các ngân hàng và công nghệ mỗi ngân hàng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ mạng và kỹ thuật số tạo nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng tự động nhƣ Home banking, Phone banking, Internet banking, thẻ thanh tóan, giao dịch điện tử… góp phần tích cực làm văn minh hóa hoạt động ngân hàng.
1.4.4. Nguồn nhân lực
Năng lực quản lý điều hành: năng lực quản lý, điều hành và kiểm sốt của
Ban lãnh đạo có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng, là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Để đánh giá năng lực quản trị của ngân hàng ngƣời ta thƣờng xét đến các chuẩn mực: chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng, cơ cấu tổ chức, khả năng áp dụng phƣơng thức quản trị ngân hàng hiệu quả, sự tăng trƣởng trong kết quả hoạt động kinh doanh. Theo đó, nếu một ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trƣởng theo thời gian và khả năng vƣợt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao.
Số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lƣới nhằm tăng thị phần và phục
nhiên các ngân hàng cũng cần phải so sánh chỉ tiêu này trong mối quan hệ tƣơng quan với hiệu quả kinh doanh để đánh giá năng suất của ngƣời lao động.
Chất lượng lao động: Trình độ văn hóa của ngƣời lao động là tiêu chí khá quan trọng đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, thể hiện trình độ học vấn và kỹ năng hỗ trợ nhƣ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định. …Có thể xem đây là yếu tố nền tảng giúp nhân viên học hỏi, nắm bắt công việc và thích ứng tốt với sự thay đổi của mơi trƣờng kinh doanh. Tuy nhiên đối với các vị trí khá nhau tiêu chí đánh giá cũng khác nhau, các NHTM cần những nhà điều hành giỏi, có khả năng quản trị để điều hành bộ máy ngân hàng, cần một đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn, tinh thơng nghiệp vụ, có động cơ phấn đấu và mức độ cam kết đối với ngân hàng.
Nhƣ vậy có thể nói chất lƣợng nguồn nhân lực là kết quả của quá trình cạnh tranh trong quá khứ đồng thời là năng lực cạnh tranh trong hiện tại và tƣơng lai, là yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng, đi vào hoạt động ổn định, bền vững và hiệu quả.
1.4.5. Năng lực giành và giữ thị phần
Thị phần mỗi ngân hàng chia sẽ trên thị trƣờng phần nào phản ánh kết quả trong cuộc chạy đua giữ các ngân hàng, đƣợc các nhà quản trị ngân hàng rất chú trọng để đạt vị thế và sự ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khơng phải ngân hàng nào có thị phần lớn cũng sẽ tạo đƣợc ảnh hƣởng mạnh lên toàn bộ ngành.
1.4.6. Năng lực cạnh tranh về kênh phân phối
Kênh phân phối là công cụ đƣa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Căn cứ vào thời gian hình thành và trình độ kỹ thuật cơng nghệ ngƣời ta chia kênh phân phối của ngân hàng thành các loại:
Kênh phân phối truyền thống: mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch. Tổ chức mạng lƣới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cƣ giúp ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với điều kiện năng lực
của ngân hàng. Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý của khách hàng, một ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi nhƣ khu vực trung tâm, khu đông dân cƣ, đi lại thuân tiện… giúp thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.
Kênh phân phối tự động là hệ thống các ngân hàng tự động 24/24, hệ thống máy ATM, máy POS…
Kênh phân phối điện tử là kênh phân phối phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi mà hệ thống viễn thơng có thể phủ sóng đƣợc, gồm internet banking, telephone banking, SMS banking,…
1.4.7. Năng lực cạnh tranh về mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ
Với đặc tính riêng của ngành là các SPDV hầu nhƣ khơng có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình khơng chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của SPDV. Nếu một ngân hàng có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, đáp ứng đƣợc các nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Bên cạnh đó, các SPDV bổ trợ cũng là một trong những cách thức hiệu quả thu hút sự chú ý và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
Mặc dù sự đa dạng hóa các SPDV cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô, tạo điều kiện phát triển ổn định hơn nhƣng cần phải thực hiện trong sự tƣơng quan giữa các nguồn lực hiện có của ngân hàng và nhu cầu của thị trƣờng. Nếu triển khai q nhiều dịch vụ mà khơng có chiến lƣợc cụ thể sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.
1.4.8. Năng lực cạnh tranh về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu
Uy tín ngân hàng đƣợc hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trƣờng trên cơ sở mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và xã hội. Đây là tài sản vơ hình mà khơng phải ngân hàng nào cũng xây dựng đƣợc nhƣng là vũ khí chủ lực để ngân hàng có thể dễ dàng vƣơn lên trong cạnh tranh với đối thủ. Nhận thức vai trò thiết yếu của thƣơng hiệu trong môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt, một số NHTM
hàng đầu ở Việt Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, bƣớc đầu tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng, đặc thù gắn với bề dày và thế mạnh vốn có. Tuy nhiên xét trên bình diện khu vực và quốc tế, thực sự các NHTM Việt Nam vẫn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu đủ mạnh, đủ lực để cạnh tranh bình đẳng trong môi trƣờng hội nhập.
1.4.9. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng
Mức độ hài lòng của khách hàng thƣờng dựa vào các tiêu chí nhƣ: mức độ tham gia của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ, tốc độ xử lý giao dịch, mức độ chính xác trong giao dịch, giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng, kiến thức và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng….
Khách hàng của các NHTM không phải là những ngƣời luôn trung thành mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của khách hàng phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM đối với họ, cao nhất là lợi ích trực tiếp thu đƣợc khi khách hàng giao dịch với ngân hàng. Những yếu tố đó góp phần nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp.
Khách hàng có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi hơn nếu biết rằng mức lãi suất tiền gửi mà họ nhận đƣợc cao và mức vay với lãi suất thấp so với ngân hàng mà họ đang giao dịch.
Nhƣ vậy có thể thấy sự cạnh tranh của ngân hàng cũng đƣợc nhân lên nếu mức dộ thỏa mãn của khách hàng ngày càng tăng.