Kinh nghiệ mở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING

1.3.1. Kinh nghiệ mở một số quốc gia trên thế giới

Kinh nghiệm ở Mỹ

Xem xét cụ thể trên thị trường Mỹ, trong một báo cáo được cơng ty phân tích thị trường Tower Group công bố hôm 27/5, số lượng người dùng dịch vụ Mobile Banking tại Mỹ được dự báo tăng gấp 5 lần vào năm 2013. Trong năm nay, số người dùng dịch vụ ngân hàng di động tại Mỹ được dự báo tăng gấp đôi, đạt 10 triệu người (so với mức 4,9 triệu người dùng trong năm 2008). Tower Group dự báo năm 2013 sẽ có 53,1 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ ngân hàng di động trên smartphone và các thiết bị khác. Khảo sát của Tower Group cho biết 10% số khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Cá biệt có ngân hàng có 25% khách hàng trực tuyến sử dụng dịch vụ này.

Mặc dù rất nhiều tổ chức tài chính Mỹ như Wachovia, Washington Mutual, Wells Fargo and ING Direct đã phát triển dịch vụ này. Nhưng hai ngân

hàng đi đầu trong phát triển dịch vụ Mobile Banking trên thị trường Mỹ phải kể đến là Bank of American (BOA) và Citibank.

Mobile Banking của Bank of America chọn giao thức ứng dụng công nghệ không dây là nền tảng phát triển cho cơng nghệ Mobile Banking. Điều đó có nghĩa là bất kỳ điện thoại di động với truy cập web có thể sử dụng dịch vụ - mà không cần tải về bất kỳ phần mềm. Tuy nhiên, bất kỳ khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ Mobile Banking thì phải có tài khoản trong ngân hàng trực tuyến vì tất cả các thơng tin về chuyển khoản và người nhận thanh toán phải được thiết lập trên máy tính trước khi thực hiện thanh tốn hoặc chuyển khoản qua dịch vụ Mobile Banking. Một khi các tiêu chí trên được đáp ứng, khách hàng có thể sử dụng Mobile Banking.

Citibank đã lựa chọn việc sử dụng phầm mềm ứng dụng để cung cấp dịch vụ ngân hàng di động, giúp các khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ này. Giống như Bank of America Mobile Banking, Citi Mobile yêu cầu người sử dụng đăng kí thơng tin dịch vụ trên máy tính, tuy nhiên khách hàng sẽ phải download phần mềm ứng dụng và giao diện Citi Mobile về điện thoại di động của mình mới có thể sử dụng dịch vụ này, ứng dụng Citi Mobile sẽ được tùy chỉnh thực hiện phù hợp với cấu hình của điện thoại khi khách hàng đăng nhập các thông tin trên internet. Hiện nay các khách hàng của Citibank vẫn hoàn toàn được miễn phí khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng này.

Kinh nghiệm ở Kenya và Philippines

Kenya là quốc gia ở châu Phi với dân số khoảng 43,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.800 USD/người/năm, nhưng có hệ thống chuyển tiền qua cơng nghệ di động M-Pesa với 1/3 dân số đã tiếp cận được với dịch vụ chuyển tiền và thanh toán phi ngân hàng.

Tính riêng năm 2012, hệ thống M-Pesa đã có tổng số 17 triệu tài khoản được đăng ký, với số lượng giao dịch bình quân là 2 triệu giao dịch/ngày, giá trị mỗi giao dịch dưới 20 USD. M-Pesa đóng vai trị đáng kể trong việc phát triển kinh tế của Kenya với số lượng giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ thông qua hệ thống ngày càng tăng qua các năm, nhờ đó kích thích sự phát triển của các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Bên cạnh đó, tại Philippines, năm 2000, Smart Communication - một trong hai mạng di động lớn nhất của nước này đã kết hợp với MasterCard để giới thiệu dịch vụ “Smart Money” lần đầu tiên tới khách hàng. Dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng chuyển tiền sang tài khoản Smart Money và sử dụng để thanh toán cho người bán hàng thông qua tin nhắn điện thoại di động, là một hình thức thanh tốn cá nhân cho những người đã đăng ký sử dụng dịch vụ.

Năm 2007, Smart đã phát triển mơ hình thanh tốn lên một tầm cao mới khi hỗ trợ cho các giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua điện thoại di động, qua đó, hỗ trợ cho các cơng nhân Philippines làm việc tại nước ngồi gửi tiền về cho gia đình trong nước. Với 10 triệu người Philippines làm việc tại nước ngồi, trung bình hàng năm lượng tiền gửi về nước khoảng 14 tỷ USD, tương đương 10% GDP, dịch vụ này đã thực sự mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Philippines.

Kinh nghiệm ở Nga

Theo số liệu được công bố trong năm nay của Ngân hàng Thế giới, Nga đã tụt lại phần nào sau các thị trường khác trong việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng di động, mặc dù đây là một xu hướng ngày càng tăng đối với thương mại điện tử. Một phần lý do liên quan đến yếu tố văn hóa, theo Ngân hàng Thế giới: người Nga thích giao dịch bằng tiền mặt hơn các hình thức khác.

Chính phủ Nga trong năm 2011 đã thơng qua luật quy định việc sử dụng giao dịch điện tử, đặt vào vị trí khn khổ cần thiết cho thanh tốn di động . Kể từ khi thơng qua một khuôn khổ pháp lý cho các giao dịch điện thoại di động ở Nga, thanh toán di động đã "đạt được lực kéo đáng kể". Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng thành cơng. Ở Nga, trong tổng số 800 ngân hàng thì chỉ có 10 ngân hàng thực sự thành công với Mobile Banking, 100 ngân hàng khác đang bắt đầu thử nghiệm nhưng tỷ lệ khách hàng còn thấp. Một trong những lý do chính khiến ngân hàng thất bại là quy trình đăng ký sử dụng dịch vụ quá phức tạp. Chẳng hạn, một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đến trụ sở đổi SIM mới sử dụng được Mobile Banking để đảm bảo an toàn bảo mật và kết quả là sau một thời gian chỉ có 1% khách hàng chấp nhận việc này. Một nguyên nhân

khác là có những ngân hàng tự lập trình, xây dựng ứng dụng cho mobile, và do đội ngũ IT của ngân hàng thiếu chuyên nghiệp nên chất lượng ứng dụng khơng tốt khiến khách hàng khơng hài lịng. Các ngân hàng Việt Nam nên tham khảo những kinh nghiệm này từ Nga để tránh “đi vào vết xe đổ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)