CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE BANKING
2.2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠ
2.2.3.2. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế
Tốc độ phát triển mạnh mẽ của thuê bao Internet, điện thoại di động tại Việt Nam như hiện nay là điều kiện thuận lợi để các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet của Việt Nam tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp như VinaPhone, MobiFone, Viettel đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư mạng lưới và cung cấp dịch vụ như đã cam kết. Trên tồn quốc hiện có hơn 60.000 vị trí lắp đặt các loại trạm BTS, trong đó có hơn 20.000 trạm Node B. Bên cạnh đó, các hãng điện thoại di động trên thế giới liên tục sản xuất các dịng điện thoại thơng minh (smart-phone) với nhiều tính năng đa dạng, hiện đại và dễ sử dụng. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển dịch vụ Mobile Banking, vì khi khách hàng đã quen thuộc với cuộc sống gắn liền với điện thoại di động, khi đó khách hàng sẽ dần quen thuộc khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại.
Theo số liệu của Bộ Thông tin Truyền thông, đến năm 2013, Việt Nam có gần 150 triệu thuê bao di động; trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn một thuê bao di động. Tuy nhiên, lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động hãy cịn q ít so với số người sở hữu máy điện thoại di động. Tại hội thảo triển lãm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng (Banking 2013) vào ngày 16/05/13 tại Hà Nội, ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tốn NHNN, cho biết hiện có 26 ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ tin nhắn ngân hàng (SMS Banking) cho 4,1 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ, thực hiện trên 2,2 triệu giao dịch; và có 19 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động (Mobile Banking) cho 2,9 triệu khách hàng, thực hiện trên 11,9 triệu giao dịch mỗi năm. Tuy vậy, nhìn theo hướng tích cực, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ Mobile Banking vì thị trường này vẫn cịn tiền năng rất lớn. Nếu khai thác được sẽ mang về nhiều lợi ích cho ngân hàng và cả khách hàng.
Việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử phù hợp với chủ trương, chính sách và định hướng của Nhà nước và Ngân hàng nhà nước nên các ngân hàng cũng có được sự ủng hộ từ phía Chính phủ và ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển dịch vụ này.
Hành lang pháp lý
Các dịch vụ ngân hàng điện tử với việc sử dụng công nghệ mới địi hỏi khn khổ pháp lý mới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an toàn khi các dịch vụ này được công nhận về mặt pháp lý. Hiện tại ở Việt Nam chỉ mới có một số quy định mang tín chung chung về giao dịch điện tử như:
Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006: hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007: quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007: ban hành quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007: ban hành quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng.
Luật Giao dịch điện tử và các văn bản liên quan quy định những vấn đề về cơ bản như công nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử...Tuy nhiên, một số nội dung cụ thể, quan trọng vẫn chưa có văn bản Luật quy định như: Quy định về Ngân hàng điện tử đối với trường hợp có yếu tố nước ngồi, Quy định về tội phạm máy tính – mạng, hay Luật bảo vệ thơng tin cá nhân, chưa có Điều luật thống nhất cho hệ thống thanh toán tại Việt Nam.
Như vậy, khung pháp lý của Việt Nam liên quan đến Ngân hàng điện tử nói chung và Mobile Banking nói riêng vẫn cịn chưa hồn thiện, còn nhiều lỗ hổng cần khắc phục để tạo tâm lý an tâm cho khách hàng.
Tiền mặt là một cơng cụ được ưa chuộng trong thanh tốn và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển Ngân hàng điện tử. Theo tính tốn của Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam, lượng tiền mặt được rút ra qua ATM mỗi năm khoảng 550.000 tỷ đồng.
Thói quen sử dụng tiền mặt còn quá lớn, người dân khơng thích thanh tốn qua các phương tiện như ATM hay các dịch vụ trên Internet banking, Mobile Banking. Nguyên nhân là các dịch vụ này hiện vẫn chưa thực sự đa dạng, việc quảng bá của ngân hàng lại khá ít nên không thu hút được sự quan tâm của khách hàng, mặt khác một phần do tâm lý sợ tốn phí và rủi ro nên hiện tại vẫn có quá ít người sử dụng Mobile Banking. Master Card vừa đưa ra thống kê cho thấy có đến 97% giao dịch ở Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt. Mặc dù, các ngân hàng đã có những cố gắng nỗ lực cho việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam nhưng kết quả thu lại thật sự không tương xứng. Theo các chuyên gia nhận định, ngun nhân chính vẫn là do thói quen, vì thế cần có sự đồng bộ trong việc thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt của người dân.
Mobile Banking xuất hiện ở Việt Nam năm 2003 nhưng cho đến nay các khách hàng hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của ngân hàng và thông tin tài khoản. Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênh mobile banking được phát triển từ năm 2006 nhưng đến nay số lượng khách hàng sử dụng còn tương đối khiêm tốn.
Thương mại điện tử chưa phát triển
Do thói quen sử dụng tiền mặt góp phần làm chậm quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Cũng như một số nước đang phát triển khác thì việc triển khai hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam gặp khơng ít các khó khăn nhất là về cơng nghệ, nguồn nhân lực đủ trình độ và chun mơn, nghiệp vụ cao. Mặt khác, với thói quen mua sắm của người Việt Nam vẫn còn theo kiểu truyền thống - mua bán trực tiếp, vì vậy phần nào ngăn cản sự phát triển của thương mại điện tử. Mặc dù hiện các mơ hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh tốn online,
vận chuyển,... đều có tại thương mại điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế khi lĩnh vực bị lạm dụng gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng như trường hợp của web Nhommua hay MB24. Vấn đề sức mua yếu cũng trở thành nhược điểm còn tồn tại. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số.
Do thương mại điện tử chưa phát triển nên việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử vẫn cịn nhiều khó khắn. Nhu cầu thực tế của khách hàng khơng cao vì thương mại điện tử chưa phổ biến. Hầu như khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng các dịch vụ như Mobile Banking để quản lý thông báo số dư tài khỏan hay một số giao dịch như thanh tóan điện, nước, điện thoại…