Kết luận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 73)

5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận vấn đề nghiên cứu

Các kết quả kiểm định thực nghiệm cho thấy rằng những nhân tố hành vi đã có những tác động đến quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhân tố về khuynh hướng hành vi được

phân chia thành các nhóm như sau: Tránh hối tiếc & neo quyết định, Hiệu ứng bầy đàn, Quá tự tin, Ảo tưởng con bạc – Khuynh hướng điển hình & sẵn có, Tính tốn

bất hợp lý & sợ thua lỗ, Phản ứng quá mức.

Kết quả kiểm định về mức độ tác động của các nhân tố hành vi đối với quyết

định của nhà đầu tư cho thấy rằng có bốn nhân tố: Tính tốn bất hợp lý & Sợ thua

lỗ, Ảo tưởng con bạc - Khuynh hướng sẵn có & điển hình, Phản ứng quá mức và Quá tự tin đã tác động đến các quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức độ cao. Hai nhân tố còn lại: Tránh hối tiếc & neo quyết định và Hiệu ứng bầy đàn có tác động ở mức độ trung bình. Trong đó, nhóm

khuynh hướng Tính tốn bất hợp lý & sợ thua lỗ có ảnh hưởng mạnh nhất đến

quyết định của nhà đầu tư, kế đến lần lượt là khuynh hướng Quá tự tin, Ảo tượng con bạc – điển hình – sẵn có, Phản ứng quá mức, Tránh hối tiếc & neo quyết định, và cuối cùng là Hiệu ứng bầy đàn.

Nghiên cứu này cũng tìm ra rằng tương ứng với sự tác động của những

khuynh hướng hành vi khác nhau thì nhà đầu tư có những sự lựa chọn, đánh giá khác nhau đối với những yếu tố ra quyết định như: cơ sở quyết định đầu tư, sự lựa

chọn cổ phiếu và tần suất giao dịch. Chẳng hạn như, những nhà đầu tư bị tác động bởi khuynh hướng Ảo tượng con bạc – điển hình – sẵn có thì phương pháp phân tích kỹ thuật là cơ sở chủ yếu để họ ra các quyết định đầu tư. Mặt khác, phân tích kỹ thuật và yếu tố về tâm lý cũng là những cơ sở quyết định quan trọng khiến cho

nhà đầu tư hành động theo xu hướng bầy đàn. Một kết quả đáng chú ý khác, khuynh hướng quá tự tin có tương quan thuận với tần suất giao dịch, khi nhà đầu tư

càng tự tin thì họ sẽ giao dịch với tần suất càng cao, phù hợp với nghiên cứu của Grinblatt và Keloharju (2009), Barber and Odean (2001), Statman et al. (2003).

Kết quả phân tích hồi quy giữa các nhân tố hành vi và hiệu quả đầu tư cho thấy sáu nhân tố về khuynh hướng hành vi nêu trên đều có mối tương quan đạt mức ý nghĩa với hiệu quả đầu tư. Các khuynh hướng có tác động ngược chiều đối với hiệu quả đầu tư là: Tránh hối tiếc & neo quyết định, Ảo tưởng con bạc – khuynh

hướng điển hình - sẵn có, Tính tốn bất hợp lý& sợ thua lỗ và Phản ứng quá mức; trong đó, Phản ứng quá mức là có mức độ tác động mạnh nhất lên hiệu quả đầu tư.

Hai khuynh hướng cịn lại có ảnh hưởng cùng chiều đối với hiệu quả đầu tư là: Quá tự tin và Khuynh hướng bầy đàn.

Phần lớn các kết quả của nghiên cứu này phù hợp với hầu hết các bằng chứng được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác. Kết quả của nghiên cứu này góp phần cung cấp cho các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức và các nhà quản lý một số nhận thức rõ ràng hơn về tài chính hành vi, từ đó có thể đưa ra những chiến lược đầu tư tốt hơn thông qua việc theo dõi và kiểm soát những hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 73)