(Nguồn: tác giả)
Nhóm Nhân tố Nội dung
Các quyết định đầu
tư
Cơ sở quyết định đầu tư - Nhân tố cơ bản: tình hình tài chính, xu hướng ngành kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
- Phân tích kỹ thuật: xu hướng giá, khối lượng giao dịch và các chỉ báo.
- Yếu tố về tâm lý: thông tin thị trường, tin tức từ các phương tiện truyền thông. - Yếu tố vĩ mơ: tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đối,
tăng trưởng tín dụng, CPI, những dấu hiệu về chiến lược kinh tế.
Chọn lựa cổ phiếu - Cơng ty có uy tín tốt - Cơng ty có quy mơ lớn
- Công ty chia cổ tức hàng năm cao - Cơng ty có lợi nhuận kinh doanh cao - Cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi và khối lượng
giao dịch cao
Tần suất giao dịch - Thời gian nắm giữ cổ phiếu
định của nhà đầu tư, nghiên cứu này cho rằng các khuynh hướng hành vi sẽ khiến
cho các nhà đầu tư có những hành vi giao dịch và ra các quyết định đầu tư khác
nhau. Do đó, giả thuyết được đặt ra trong phần này là:
Giả thuyết H3: Sự tác động của mỗi khuynh hướng hành vi có tương quan
với các yếu tố thuộc quá trình ra quyết định của nhà đầu tư như: cơ sở ra quyết
định đầu tư, sự lựa chọn cổ phiếu và tần suất giao dịch cổ phiếu.
2.6 Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả là một nhân tố quan trọng để đo lường sự hoàn thành mục tiêu của một cá nhân. Nhiều nghiên cứu liên quan đến tài chính hành vi và hiệu quả đầu tư
đã được cơng bố. Ví dụ như nghiên cứu của Chen và cộng sự (2004), “Hành vi và
hiệu quả của các nhà đầu tư trên thị trường mới nổi: Bằng chứng từ Trung Quốc”,
nghiên cứu này sử dụng dữ liệu để nghiên cứu là tài khoản môi giới từ Trung Quốc
để nghiên cứu hành vi đầu tư và hiệu quả giao dịch trong một thị trường mới nổi.
Nghiên cứu đã tìm ra các nhà đầu tư Trung Quốc biểu hiện những khuynh hướng hành vi (họ có vẻ quá tự tin, có khuynh hướng hiệu ứng tâm lý, và biểu hiện
khuynh hướng điển hình) và thực hiện những quyết định giao dịch tồi. Nghiên cứu
cũng tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm hơn thì có khuynh hướng thực hiện nhiều lỗi giao dịch hơn, biểu hiện hiệu ứng tâm lý, và chịu tổn thất bởi khuynh hướng điển hình.
Nghiên cứu của Kim và Nofsinger (2003) về “Hành vi và hiệu quả của các
nhà đầu tư cá nhân ở Nhật”, bằng những kiểm tra thực nghiệm sử dụng mức độ dữ
liệu thị trường, họ đã phát hiện ra rằng các nhà đầu tư cá nhân Nhật sở hữu những cổ phiếu có tính rủi ro và giá trị sổ sách trên giá thị trường cao, giao dịch thường xuyên, thực hiện các quyết định giao dịch nghèo nàn, và mua những cổ phiếu thắng gần đây. Những hành vi và đặc điểm này xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào tình trạng thị trường tăng giá hoặc giảm giá. Trong suốt một thị trường tăng giá các cá
trường cao, ngược lại trong một thị trường giảm giá họ tỏ ra một khuynh hướng
thiên về những cổ phiếu có hệ số Beta cao. Hiệu quả đầu tư nghèo nàn bởi các nhà
đầu tư cá nhân có thể được giải thích phần lớn bởi khuynh hướng này, nắm giữ
những cổ phiếu giá trị trong suốt thời gian thị trường tăng giá và những cổ phiếu rủi ro cao trong suốt thời gian các cổ phiếu đều suy thoái.
Park và cộng sự (2010) nghiên cứu về “Khuynh hướng tự xác nhận, quá tự tin, và hiệu quả đầu tư: Bằng chứng từ các bảng tin tức chứng khốn”, đã sử dụng những thơng tin từ cộng đồng ảo ví dụ như những bảng tin tức chứng khốn có ảnh
hưởng đến quyết định giao dịch của nhà đầu tư và hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu này đã sử dụng hiệu quả đầu tư thực tế của nhà đầu tư làm một biến độc lập và dựa trên
việc tính tốn lợi nhuận chứng khốn của một nhà đầu tư trong suốt giai đoạn một tháng kể từ ngày tham gia khảo sát:
Ri,t+1 = (Pi,t+1 – Pi,t)/ Pi,t
Trong đó, Ri,t+1 là lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư I nắm giữ cổ phiếu từ thời
điểm t đến t+1. Pi,t+1 là giá cổ phiếu tại cuối khoảng thời gian t+1 và Pi,t là giá cổ phiếu tại cuối khoảng thời gian t. Khoảng thời gian t là ngày mà nhà đầu tư i tham gia cuộc khảo sát và khoảng thời gian t+1 là một tháng sau ngày tham gia. Biến độc lập thứ hai là lợi nhuận kỳ vọng E(Ri,t+1 ) trong thời gian một tháng sau ngày tham gia khảo sát, được báo cáo bởi nhà đầu tư trong bảng câu hỏi.
Một nghiên cứu khác, “Quá tự tin trong các thị trường tiền tệ” (Oberlechner và Osler, 2004), xác định mức độ ảnh hưởng của sự quá tự tin đối với hiệu quả đầu
tư. Trong đó, hiệu quả của các chuyên gia thị trường tiền tệ được đo lường một cách khác quan và thường xuyên bằng lợi nhuận (profits).
Tóm lại, có nhiều phương pháp đo lường hiệu quả đầu tư chứng khoán. Các
tác giả trước đây chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp về kết quả của nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán để đo lường hiệu quả đầu tư (Kim và Nofsinger (2003), Chen và cộng sự (2004), v.v). Nhưng do một số điều kiện hạn chế trong
việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu này không thể thu thập được kết quả giao dịch thực tế của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nên nghiên cứu này sẽ yêu cầu các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả đầu tư của họ thông qua các câu hỏi liên quan đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư như nghiên cứu của Oberlechner và Osler (2004), Park và cộng sự (2010). Bên cạnh đó, mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với quyết định đầu tư được đề xuất trong nghiên cứu này
như một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả đầu tư, bởi vì trong thực tế có những nhà đầu tư cảm thấy hài lòng với kết quả đầu tư của họ, mặc dù tỷ suất lợi nhuận họ đạt được khơng cao; nhưng vẫn có những nhà đầu tư khơng cảm thấy hài lòng về kết
quả đầu tư của họ, mặc dù kết quả họ đạt được là khá cao (Le Phuoc Luong và Doan Thi Thu Ha, 2011).
Như vậy, trong nghiên cứu này, các yếu tố về hiệu quả đầu tư gồm có tỷ suất
sinh lợi và sự hài lịng của nhà đầu tư được dùng để đánh giá hiệu quả đạt được
của các nhà đầu tư cá nhân dưới tác động của các nhân tố hành vi.
Giả thuyết H4: Các nhân tố hành vi có tác động ngược chiều đối với hiệu
quả đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.7 Mơ hình nghiên cứu
Tóm lại, nghiên cứu này sẽ tiến hành kiểm định bốn giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: Các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam bị tác động bởi các khuynh hướng hành vi thuộc ba nhóm như đã đề cập ở
phần lý thuyết, đó là: Sự tự nghiệm (bao gồm: tình huống điển hình, khuynh hướng sẵn có, neo quyết định, quá tự tin, ảo tưởng con bạc, phản ứng quá mức & quá thận trọng), Lý thuyết triển vọng (bao gồm: sợ thua lỗ, tính tốn bất hợp lý, tránh hối tiếc) và Hiệu ứng bầy đàn.
Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các chiều của các biến hành vi và xác định những khuynh
hướng hành vi nào đang có ảnh hưởng đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H2: Ảnh hưởng của các khuynh hướng hành vi đối với việc ra
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là ở mức độ cao.
Phương pháp tính tốn giá trị trung bình của các nhân tố khuynh hướng hành
vi sẽ được áp dụng, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Giả thuyết H3: Sự tác động của mỗi khuynh hướng hành vi có tương quan
với các yếu tố thuộc quá trình ra quyết định của nhà đầu tư như: cơ sở ra quyết
định đầu tư, sự lựa chọn cổ phiếu và tần suất giao dịch cổ phiếu.
Giả thuyết này được kiểm định thơng qua phương pháp phân tích tương quan giữa các nhân tố khuynh hướng hành vi và các biến quan sát về các yếu tố ra quyết
định đầu tư. Nhằm xác định với mỗi khuynh hướng hành vi, thì nhà đầu tư sẽ dựa
trên cơ sở nào để ra các quyết định đầu tư, những cổ phiếu nào được nhà đầu tư ưu tiên chọn mua và mức độ giao dịch của các nhà đầu tư khi bị tác động bởi mỗi
khuynh hướng hành vi là như thế nào.
Giả thuyết H4: Các nhân tố hành vi có tác động ngược chiều đối với hiệu
quả đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mơ hình hồi quy tuyến tính bội sẽ được sử dụng nhằm kiểm tra mức độ tác
động của các nhân tố hành vi đến kết quả đầu tư. Mơ hình này sẽ được trình bày cụ
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Công cụ điều tra và cách thu thập dữ liệu
Công cụ được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các nhà đầu tư cá nhân trên thị
trường chứng khoán Việt Nam là bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 33 câu hỏi liên quan đến các vấn đề về khuynh hướng hành vi, các yếu tố của quá trình ra quyết
định và hiệu quả đầu tư.
Bảng câu hỏi này được gửi đến nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khốn Việt Nam thơng qua các hình thức sau: khảo sát trực tiếp hoặc gửi bảng câu hỏi bằng file Word cho các nhà đầu tư qua email; thông qua nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán để gửi đến nhà đầu tư; khảo sát trực tuyến bằng công cụ của Google Docs theo đường link dưới đây:
<https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dHBHMlNWRWE
0cTBIeHlCYkQ1T3NtblE6MQ>
3.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu là 400 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhà đầu tư cá nhân có tài khoản giao dịch chứng khoán đang hoạt động giao dịch trên cả hai sàn HSX và HNX, các nhà đầu tư này được chọn ngẫu nhiên từ các công ty chứng khoán: SSI, HSC, TLS, BVS, ORS, VCSC, ACBS, SHS, PGSC, ISC... Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả đã thực hiện khảo sát các nhà đầu tư sẵn lịng cung cấp thơng tin, khơng quan tâm đến điều kiện, nơi mở tài khoản và mức độ đầu
tư của họ.
Do giới hạn về thời gian, nghiên cứu này chỉ khảo sát được các nhà đầu tư
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mà chưa mở rộng đối tượng nghiên cứu trên
3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế theo ba phần: thông tin cá nhân, các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, và các yếu tố quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư.
Phần I – Các thông tin cá nhân của nhà đầu tư bao gồm các nội dung về: giới tính, tuổi, thời gian tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi mở tài khoản giao dịch. Thang đo được sử dụng trong phần này bao gồm thang đo
định danh và thang đo thứ tự. Thang đo định danh được áp dụng cho câu hỏi về giới tính, tài khoản cơng ty chứng khốn nào. Thang đo thứ tự được áp dụng cho các câu hỏi về tuổi và thời gian tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Phần II – Các nhân tố về khuynh hướng hành vi và Phần III – Các yếu tố quyết định đầu tư và Kết quả đầu tư, bao gồm các câu hỏi có liên quan đến nội
dung như đã đề cập ở phần lý thuyết. Công cụ đo lường được sử dụng trong hai phần này là thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ điểm 1 đến 5 tương ứng với các
mức độ Rất không đồng ý/Sụt giảm đáng kể đến Rất đồng ý/Gia tăng đáng kể.
Bảng 3.1 dưới đây sẽ mô tả chi tiết về các thang đo sẽ được sử dụng trong từng nội dung nghiên cứu.
Bảng 3.1. Bảng mô tả về câu hỏi và thang đo được sử dụng
(Nguồn: tác giả)
Phân nhóm Các khuynh hướng
hành vi Câu hỏi Cơng cụ đo lường
Tự nghiệm Tình huống điển hình Câu hỏi 1 – 3 Thang đo Likert 5 điểm Khuynh hướng sẵn có Câu hỏi 4 – 6
Neo quyết định Câu hỏi 7 – 8
Quá tự tin Câu hỏi 9 – 12
Ảo tưởng liều lĩnh Câu hỏi 13 – 15 Phản ứng quá mức/Quá
thận trọng
Phân nhóm Các khuynh hướng
hành vi Câu hỏi Công cụ đo lường
Lý thuyết triển vọng
Sợ thua lỗ Câu hỏi 18 – 20 Thang đo Likert 5 điểm
Tính tốn bất hợp lý Câu hỏi 21 – 22 Tránh hối tiếc Câu hỏi 23 – 25
Khuynh hướng xã hội
Hiệu ứng bầy đàn Câu hỏi 26 – 28 Thang đo Likert 5 điểm
Các quyết định giao
dịch
Cơ sở ra quyết định Câu hỏi 29 Thang đo Likert 5 điểm
Tiêu chí chọn cổ phiếu Câu hỏi 30 Tần suất giao dịch Câu hỏi 31
Hiệu quả đầu tư
Tỷ suất sinh lợi và sự hài lòng về kết quả đầu tư
Câu hỏi 32 – 33 Thang đo Likert 5 điểm
3.1.4 Độ tin cậy của công cụ điều tra
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nội dung của lý thuyết tài chính hành vi
đã được đề cập ở chương 2, cũng như tham khảo từ các nghiên cứu trước như
Masomi and Ghayekhloo, 2011; De Bondt, 1998; Hon-Snir et al., 2012; Chun and Ming, 2011. Từ đó, tác giả chỉnh sửa lại cho phù hợp với ngữ cảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, bảng câu hỏi đã được kiểm tra bằng việc thông qua ý kiến của giáo viên hướng dẫn khoa học PSG. TS Phan Thị Bích Nguyệt –
Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM.
Độ tin cậy của công cụ điều tra cũng được kiểm nghiệm bởi phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA và phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha. Phương pháp Cronbach’s Alpha cho phép tác giả đo lường độ tin cậy của những
hạng mục khác nhau. Nó kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Chỉ có những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Iterm – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo.
(i) Kiểm định giả thuyết H1: Phương pháp phân tích nhân tố EFA sẽ được sử
dụng để xác định các nhân tố hành vi nào có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu
tư cá nhân.
(ii) Kiểm định giả thuyết H2: Sau khi loại bỏ các biến không hợp lý bằng
phương pháp phân tích nhân tố, giá trị trung bình của các nhân tố: Tình huống điển
hình, Khuynh hướng sẵn có, Neo quyết định, Quá tự tin, Ảo tưởng con bạc, Phản
ứng quá mức & quá thận trọng, Sợ thua lỗ, Tính tốn bất hợp lý, Tránh hối tiếc,
Hiệu ứng bầy đàn sẽ được tính tốn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này là cao hay thấp.
(iii) Kiểm định giả thuyết H3: Sử dụng phân tích tương quan để xác định các
nhân tố hành vi có liên quan đến các yếu tố ra quyết định như thế nào.
(iv) Kiểm định giả thuyết H4: Mơ hình hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để
kiểm định giả thuyết H4, phương pháp ước lượng các hệ số của mơ hình hồi quy
được sử dụng là phương pháp bình phương tối thiểu – OLS (Ordinary Least