Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 35)

(Nguồn tham khảo:Masomi & Ghayekhlo, 2011 & Tác giả bổ sung thêm)

Phân nhóm Nhân tố Tóm tắt ý nghĩa

Tự nghiệm Khuynh hướng điển

hình

(Representativeness)

Nói đến một khuynh hướng ra quyết định dựa trên những mẫu rập khuôn để xem xét những mẫu hình mà ở đó có thể khơng tồn tại. Tình huống điển hình cũng xuất hiện dưới chiêu bài của “luật các số nhỏ” do đó các nhà đầu tư có khuynh hướng cho rằng những sự kiện gần đây sẽ tiếp diễn trong tương lai. Quá tự tin

(Overconfidence)

Dẫn các nhà đầu tư đến khuynh hướng đánh giá quá cao kỹ năng “dự đoán” của họ và tin tưởng họ có thể “xác định đúng thời điểm” của thị trường.

Khuynh hướng sẵn có (Availability bias)

Các nhà đầu tư đặt nặng quá mức về việc ra quyết định dựa trên thơng tin có sẵn nhiều nhất. Điều này xảy ra khá thường xuyên. Nó đưa đến lợi nhuận ít hơn và đôi khi kết quả cũng tồi tệ.

Neo quyết định (Anchoring)

Xảy ra khi một quy mô giá trị được cố định hoặc neo chặt bởi những quan sát gần đây. Điều này dẫn các nhà đầu tư tới việc kỳ vọng một cổ phần sẽ tiếp tục giao dịch trong một biên độ được xác định hoặc kỳ vọng lợi nhuận của công ty

Phân nhóm Nhân tố Tóm tắt ý nghĩa

phù hợp với xu hướng lịch sử, dẫn đến khả năng phản ứng quá thận trọng đối với những sự thay đổi xu hướng.

Ảo tưởng người đầu cơ (Gamblers’ fallacy)

Xuất hiện khi các nhà đầu tư dự đốn khơng chính xác một xu hướng sẽ đảo chiều. Khuynh hướng này có thể làm cho các nhà đầu tư đoán trước sự kết thúc của một xu thế lợi nhuận thị trường tốt (hoặc xấu).

Phản ứng quá mức & quá thận trọng

(Over & Underreaction)

Nhà đầu tư có thể phản ứng quá mức hoặc phản ứng thận trọng đối với sự thay đổi giá hoặc thông tin.

Lý thuyết triển vọng

Sợ thua lỗ (Loss aversion)

Dựa trên ý tưởng rằng hình phạt về tinh thần cùng với một khoản lỗ được xác định thì lớn hơn phần thưởng về tinh thần từ một khoản lãi cùng kích cỡ. Nếu các nhà đầu tư chống lại sự thua lỗ, họ có thể trì hoãn việc thực hiện những khoản lỗ.

Tính tốn bất hợp lý (Mental accounting)

Nhà đầu tư có xu hướng xem xét mỗi nhân tố trong danh mục đầu tư của họ một cách riêng lẻ. Điều này có thể dẫn đến việc ra quyết định không hiệu quả. Nó cho thấy rằng con người thường không nhất quán trong việc thực hiện các quyết định đầu tư của họ.

Tránh hối tiếc (Regret Avoidance)

Nó bao hàm nỗi đau của cảm giác chịu trách nhiệm về quyết định đã gây ra thua lỗ.

Khuynh

hướng xã hội

Hiệu ứng bầy đàn (Herding Effect)

Hành vi của nhà đầu tư là tương tự những người khác.

Từ nội dung cơ sở lý thuyết được trình bày ở trên, có hai giả thuyết được đặt ra trong phần này là:

Giả thuyết H1: Các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt

Nam bị tác động bởi các khuynh hướng hành vi thuộc ba nhóm như đã đề cập ở

phần lý thuyết, đó là: Sự tự nghiệm (bao gồm: tình huống điển hình, khuynh hướng sẵn có, neo quyết định, quá tự tin, ảo tưởng con bạc, phản ứng quá mức & quá thận trọng), Lý thuyết triển vọng (bao gồm: sợ thua lỗ, tính tốn bất hợp lý, tránh hối tiếc) và Hiệu ứng bầy đàn.

Giả thuyết H2: Ảnh hưởng của các khuynh hướng hành vi đối với việc ra

quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam là ở mức độ cao.

2.5 Các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư khác nhau liên quan

đến việc giao dịch cổ phiếu, chẳng hạn như: mục tiêu đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng, mức độ chịu rủi ro, cơ sở quyết định đầu tư, sự lựa chọn cổ phiếu, thái độ ra quyết

định, quyết định mua, quyết định bán, khối lượng giao dịch, tần suất giao dịch hay

thời gian nắm giữ cổ phiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào ba nhân tố quan trọng: cơ sở quyết định đầu tư, sự lựa chọn cổ phiếu và tần suất giao dịch, bởi vì chúng có liên quan đến các quyết định khác, và có tác động đến hiệu quả đầu tư.

2.5.1 Cơ sở quyết định đầu tư

Culter et al. (1989) tin rằng việc ra quyết định là một vấn đề gặp nhiều trở ngại. Các phương pháp phân tích thông thường trong thực tiễn thường được các

nhà đầu tư sử dụng được phân loại thành các nhân tố: cơ bản, kỹ thuật, khối lượng

giao dịch và các nhân tố về vĩ mô, nhưng đôi khi trong thực tế những thông tin bất

thường và vượt quá giới hạn tác động đến tâm lý của nhà đầu tư dẫn đến những quyết định mâu thuẫn nhau.

Những nhân tố cơ bản: “Phân tích cổ phiếu” bởi Graham và Dodd (1934)

những nhân tố về tình hình kinh tế, xu hướng ngành kinh doanh và doanh số bán hàng của những công ty này. Nó tập trung vào phân tích dài hạn, được xem như phân tích cơ bản.

Phân tích kỹ thuật: là sự phân tích và dự đoán sự di chuyển của giá trong

các thị trường tài chính dựa trên các biểu đồ hình nến (Candlestick Chart). Một số lý thuyết về phân tích kỹ thuật nổi tiếng thường được các nhà đầu tư quan tâm là lý

thuyết Dow, lý thuyết Wave, RSI, KD, MA, MACD, và OBV.

Nhân tố tâm lý: những cảm xúc đang trải qua, việc xử lý thông tin đối với

nhân tố ra quyết định, và làm thế nào những điều này trở thành những quan điểm

chính đối với những hành vi của cá nhân. Tất cả những hành động này sẽ ảnh

hưởng đến các hành vi đầu tư, và các quyết định của nhà đầu tư là kết quả của sự tương quan giữa cảm xúc và nhận thức bất chấp là đúng hay sai. Phân tích tâm lý

về thị trường chứng khoán đem lại sự hiểu biết về tâm lý ảnh hưởng như thế nào

đến giá cổ phiếu và hành vi thị trường (Du, 2007).

Nhân tố vĩ mơ: Kinh tế học vĩ mơ đóng một vai trò quan trọng bởi việc ảnh

hưởng đến những quyết định đầu tư tài chính mà nó dẫn đến sự chuyển động giá.

Có rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống về sự chuyển động giá cổ phiếu. Rủi ro không hệ thống bắt nguồn từ sự đặc biệt của tài sản cá nhân có thể được loại trừ khỏi những danh mục đầu tư được đa dạng hóa. Những rủi ro hệ thống là những nhân tố từ kinh tế vĩ mơ và mơi trường chính trị khơng thể được loại trừ bởi những sự đầu tư đa dạng. Trong số tất cả các nhân tố vĩ mô, đặc biệt sự chuyển động giá trong thị trường vốn, chẳng hạn như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, CPI, và các dấu hiệu chiến lược kinh tế sẽ đưa đến một mức độ tác động nào đó lên giá cổ phiếu (Miao, 2002).

2.5.2 Sự lựa chọn cổ phiếu

Điểm then chốt trong việc lựa chọn các hành vi đầu tư, sự lựa chọn cổ phiếu

nhuận, đó là chọn lựa các mục tiêu đầu tư với uy tín tốt, quy mô công ty lớn, cổ tức

cao, lợi nhuận cao. Tuy nhiên lợi nhuận cao thường đến với những rủi ro cao; vì

vậy, mục tiêu cuối cùng đối với nhà đầu tư là chọn những khoản đầu tư cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận (Peng, 2003).

2.5.3 Tần suất giao dịch

Theo nhiều tác giả (Odean, 1998; Barber & Odean, 2001), khi các nhà đầu quá tự tin, họ có khuynh hướng giao dịch quá mức. Trên cơ sở các nghiên cứu này, chúng ta có thể kỳ vọng một mối tương quan đáng kể giữa quá tự tin và tần suất giao dịch (Zaiane & Abaoub, 2009, p.11). Điều này sẽ được kiểm nghiệm bởi câu hỏi 31 trong bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 1) của nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 35)