(Nguồn: tác giả tính tốn)
Tài khoản giao dịch chứng khoán Số lượng Tỷ lệ
CTCP Chứng khốn Sài Gịn (SSI) 36 13.4%
CTCP Chứng khoán NH Sài Gịn Thương Tín (SBS) 23 8.6%
CTCP Chứng khốn Phương Đơng (ORS) 56 20.8%
CTCP Chứng khoán ACB (ACBS) 37 13.8%
CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS) 12 4.5%
CTCP Chứng khốn Cơng Nghiệp (ISC) 22 8.2%
CTCP Chứng khoán Phú Gia (PGSC) 17 6.3%
CTCP chứng khoán Rồng Việt (VDS) 15 5.6%
CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) 11 4.1%
CTCP Chứng khoán MB (MBS) 9 3.3%
CTCP Chứng khốn Sài Gịn - Hà Nội (SHS) 12 4.5%
Các công ty khác (Kim Eng, Thái Dương Capital,
HSC, Bản Việt, Thăng Long) 19 7.1%
Hình 4.1. Kết quả thống kê về giới tính
(Nguồn: tác giả)
Tỷ lệ về giới tính trong mẫu phân tích là nam chiếm 54% và nữ chiếm 46%, cho thấy khơng có sự chênh lệch nhiều giữa số lượng nam và nữ trong mẫu phân tích nên có thể tránh được những ảnh hưởng của khuynh hướng giới tính đối với kết quả phân tích.
Hình 4.2. Thống kê độ tuổi của nhà đầu tư
Kết quả từ mẫu nghiên cứu này cho thấy đa số các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khốn Việt Nam có độ tuổi tương đối trẻ, cụ thể: từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ 3.3%, từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ 58.4%, từ 36 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ 28.3% và trên 45 tuổi chỉ có 10%. Như vậy, nhóm nhà đầu tư có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, do đó, kết quả của nghiên cứu này có thể sẽ phản ảnh phần lớn những hành vi đầu tư của các nhà đầu tư ở nhóm tuổi này.
Hình 4.3. Thời gian tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán
(Nguồn: tác giả)
Phần lớn các nhà đầu tư đều có thời gian tham gia đầu tư chứng khốn là
trên 2 năm, trong đó số lượng tham gia từ 2 đến 5 năm là 138 người, chiếm tỷ lệ
51.3%; từ 5 đến 10 năm là 90 người, chiếm tỷ lệ 33.5%; còn lại các nhà đầu tư có thời gian tham gia đầu tư dưới 2 năm chỉ có 15.2%. Điều này cho thấy đa số đều là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, đã từng trải qua thành công hoặc thua lỗ, và có một số kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán.
4.2 Kiểm định giả thuyết H1
được tiến hành để kiểm định giả thuyết H1,
Khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, các câu hỏi từ 1 đến 28 được mã hóa thành các biến từ V1 đến V28, nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các khuynh
hướng hành vi đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Các câu hỏi từ 29 đến 31 được mã hóa thành V29a-d, V30a-e, V31 (a, a, c, d, e: là các khoản mục nhỏ của các câu hỏi 29, 30), các câu hỏi này dùng để xác định các yếu tố của quá trình ra quyết định đầu tư. Riêng câu hỏi 32 và 33 được mã hóa thành Y1 và Y2 dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân.
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các biến về khuynh hướng hành vi từ V1 đến V28. Theo các tiêu chuẩn đã đề ra ở phần 3.3, các biến quan sát không đạt yêu cầu lần lượt bị loại ra khỏi mơ hình, bao gồm các biến sau: V1, V2, V4, V6,V7, V12, V14, V15, V18, V19, V23.
Kết quả EFA cuối cùng có hệ số KMO là .650 (>0.5) chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp để sử dụng và kiểm định Barlett là .000 (< 0.05) có ý nghĩa thống kê. Tại mức Eigenvalue = 1.121, tổng phương sai trích đạt 68.574% (>
50%), như vậy phương sai trích đạt yêu cầu. Dựa vào bảng Rotate Component Matrix (Phụ lục 2), có 6 nhân tố được rút ra và khơng có biến nào có hệ số tải nhân tố <0.5, do đó 17 biến quan sát thuộc 6 nhân tố này được sử dụng làm thang đo để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích EFA được trình bày cụ thể trong bảng 4.2 dưới đây.