Thiết kế và lựa chọn mơ hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 3 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế và lựa chọn mơ hình nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Ở đây, tác giả sử dụng dữ liệu bảng (panel data) hay còn gọi là dữ liệu kết hợp các dữ liệu theo

chuỗi thời gian và không gian, tiêu biểu cho sự biến thiên theo thời gian của các đơn vị chéo theo không gian, liên quan đến toán học và thống kê khá phức tạp. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu một phần then chốt cơ bản của dữ liệu bảng.

Một số ưu điểm dữ liệu bảng: do kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do vàhiệu quả hơn nhưng khơng có nghĩa rằng khơng có vấn đề khi lập mơ hình dữ liệu bảng.

Đối với mơ hình hồi quy, tác giả lựa chọn xuất phát từ những nghiên cứu trước đây liên quan đến đánh giá ảnh hưởng của việc đa dạng hóa tác động đến giá trị doanh nghiệp. Do đặc điểm của các doanh nghiệp tại Việt Nam, và một phần cũng do cấu trúc của các bảng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu nghiên cứu, nên tác giả đã lựa chọn mơ hình nghiên cứu đánh giá giá trị doanh nghiệp theo bội số của theo Andry J.Bate (2007) dựa trên nền tảng của Berge và Ofeck để kiểm tra ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị và hiệu quả doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đầu tiên, tác giả phân tích đơn biến các chỉ tiêu của doanh nghiệp đơn ngành

so với doanh nghiệp đa ngành để có cái nhìn tổng quát về hai hình thức kinh doanh này.

Thứ hai, tác giả phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là giá trị vượt

trội (EXVAL) và hiệu quả vượt trội (EXPER). Trong phần này, tác giả sử dụngphương pháp bình phương nhỏ nhất (LS) để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị và hiệu quả doanh nghiệp:

Biến phụ thuộc: mơ hình 1 giá trị vượt trội của doanh nghiệp (EXVAL) EXVALi = β0 + β1DDHi+ β2QUYMOi+ β3iDONBAYi+ β4CHIACOTUCi+

β5BIENDOi+ εi (1)

Biến phụ thuộc: mơ hình 2 hiệu quả vượt trội của doanh nghiệp (EXPER) EXPERi = β0 + β1DDHi+ β2QUYMOi+ β3iDONBAYi+ β4CHIACOTUCi+ εi(2)

Sau phần hồi quy này, tác giả thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc là EXVAL và bổ sung thêm biến độc lập là EXPER nhằm kiểm tra xem chỉ tiêu hiệu quả vượt trội có mối liên hệ với chỉ tiêu giá trị vượt trội như thế nào?

Thứ ba, dựa trên mơ hình tác động cố định FEM (Fixed Effect Model, LS+Dummy) còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) trên dữ liệu bảng (Panel data) để đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa tác động lên giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả thực hiện điều chỉnh các biến nội suy để xác định yếu tố nào đã làm tăng hoặc giảm giá trị và hiệu quả doanh nghiệp như kết quả phân tích ở trên.

Thứ tư, tác giả thay đổi biến đo lường đa dạng hóa ở trên bằng chỉ số

Herfidahl và cho chạy lại hồi quy. Mục đích là để xem kết quả có được ở trên có phải là do cách lựa chọn phương pháp đo lường đa dạng hóa hay khơng?

Thứ năm, tác giả thay đổi biến đo lường giá trị doanh nghiệp bằng hệ số

Tobin’s q và cho chạy lại hồi quy. Mục đích là để xem kết quả có được ở trên có phải là do cách lựa chọn phương pháp đo lường giá trị doanh nghiệp hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)