Mối liên hệ giữa giá trị vượt trội vàhiệu quả vượt trội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 4 .NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích kết quả mơ hình hồi quy

4.3.3 Mối liên hệ giữa giá trị vượt trội vàhiệu quả vượt trội:

Lin và Servaes (2002) đã kiểm tra các doanh nghiệp tại những thị trường mới nổi và cho rằng, giá trị của những doanh nghiệp đa ngành giảm có thể là do hiệu quả hoạt động của nó giảm đi khi thực hiện đa dạng hóa.

J.Bate (2007) cũng đã thực hiện kiểm tra mối liên hệ giữa giá trị vượt trội và hiệu quả vượt trội của các doanh nghiệp ở thị trường NewYork. Kết quả là hệ số tương quan của biến hiệu quả vượt trội nhỏ hơn 0 (bằng -0,195), tức là có mối tương quan nghịch giữa giá trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cho rằng, các giá trị của các doanh nghiệp đa dạng hóa bị giảm đi khơng hẳn là do các doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả.

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng tiếp tục thực hiện kiểm tra sự tương quan giữa giá trị doanh nghiệp và hiệu quả của nó.Bảng 4.4.3 trình bàymối liên hệ giữa giá trị vượt trội và hiệu quả vượt trội bằng phương pháp bình phương bé nhất. Lúc này, giá trị vượt trội được xem là biến phụ thuộc, còn biến độc lập là hiệu quả vượt trội, biến giả đa dạng hóa và các biến điều chỉnh khác.

Bảng 4.4.3: Mối liên hệ giữa giá trị vƣợt trội và hiệu quả vƣợt trội

(1.1)Theo doanh thu (1.2) Theo EBIT

Biến Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P

Hằng số cố định (C) -1.325411 0.0033 -0.766678 0.0758

Hiệu quả vượt trội (EXPER) 1.930895 0.0000 -0.996401 0.0821

Đa dạng hóa (DDH) -0.300777 0.0009 -0.383682 0.0000

Quy mô doanh nghiệp (QUYMO) 0.188668 0.0049 0.143868 0.0251

Đòn bẩy (DONBAY) 0.018956 0.8745 0.270654 0.0190

Biến giả chia cổ tức (CHIACOTUC) 0.095811 0.5488 -0.274992 0.0732

R – squared 19.5% 11.5%

R - squared điều chỉnh 18.5% 10.5%

Hệ số của biến hiệu quả vượt trội có ý nghĩa thống kê ở mơ hình 1.1 với β =1,93. Hệ số này dương cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối tương quan thuận với giá trị doanh nghiệp. Hay nói khác đi, giá trị doanh nghiệp giảm khi hiệu quả kinh doanh của nó giảm đi và ngược lại. Kết quả này có thể giải thích được một phần trong những lý do giảm giá trị của doanh nghiệp đa dạng hóa. Bởi hiện nay, kinh doanh đa ngành của Doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện tiềm lực và vị thế doanh nghiệp chưa lớn, tính ổn định của lĩnh vực kinh doanh chính chưa cao thì sự đầu tư dàn trải lại là cách tự mình hại mình. Đầu tư chệch hướng do xác định sai cơ cấu ngành, nghề hoặc đầu tư có tính đầu cơ, chụp giựt, khai thác cơ hội ngắn hạn, thiếu tính chiến lược đã gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Đầu tư đa ngành không hiệu quả lại làm phân tán nguồn lực, giảm lợi thế, hạn chế tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính vì vậy sẽ làm suy sụp hình ảnh, thậm chí đánh mất thương hiệu khi mọi thứ đang cịn khá mong manh. Kinh doanh ngồi ngành nghề chính khơng tốt làm doanh nghiệp bị lãng phí nguồn lực, thiếu vốn trong khi hàng hóa ứ đọng, tăng sự phụ thuộc làm tăng nguy cơ rơi vào đổ vỡ, phá sản. Chính vì vậy, mà hiệu quả doanh nghiệp giảm sẽ kéo theo giá trị doanh nghiệp giảm đi khi thực hiện kinh doanh đa ngành.

Và cũng phù hợp với kết quả hồi quy ở trên, khi xét đến biến đa dạng hóa, tác giả vẫn thấy hệ số của biến này âm tại mức ý nghĩa 1% ở cả hai mơ hình, điều này khẳng định một lần nữa rằng, mặc dù đã đưa biến hiệu quả vượt trội vào

phương trình hồi quy để tính tốn, thì sự tương quan nghịch giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp vẫn không thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)