Trong chương này, tác giả trình bày các nội dung sau: - Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu
- Trình bày những hạn chế của đề tài - Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
5.1 Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu về mức ảnh hưởng của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp của 102 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011, tác giả thấy rằng nếu xét trên góc độ tồn doanh nghiệp thì bình quân doanh nghiệp đa ngành có quy mơ cũng như kết quả kinh doanh lớn hơn, nếu xét trên từng ngành thì các chỉ số này của doanh nghiệp đa ngành nhỏ hơn so với doanh nghiệp đơn ngành. Bên cạnh đó, kết quả cịn cho thấy có sự sụt giảm giá trị và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đa ngành so với doanh nghiệp đơn ngành. Và việc kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp đa ngành kéo theo giá trị của những doanh nghiệp này giảm theo. Ngoài ra, các đặc điểm khác nhau theo thời gian như các chính sách ban hành, việc gia nhập các tổ chức kinh tế, khủng hoảng kinh tế,… cũng là một trong những lý do làm cho giá trị và hiệu quả doanh nghiệp đa ngành giảm đi. Cịn các đặc điểm khác nhau theo cơng ty thì vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận về mức độ ảnh hưởng. Khi xem xét đến yếu tố đại diện, đây là một trong những động cơ quan trọng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa, thì tác giả chưa đủ bằng chứng để kết luận tác động của yếu tố này. Ngoài ra, để kiểm chứng một lần nữa, tác giả thực hiện hồi quy với các biến độc lập được thay đổi phương pháp tính khác, thì kết quả nhận được khơng có ý nghĩa thống kê.
Kết quả trên đây đã phản ánh được thực trạng trong giai đoạn vừa qua, khi mà các doanh nghiệp tại Việt Nam ồ ạt lấn sân sang các lĩnh vực kinh doanh khác bất chấp lĩnh vực mới này có mối liên hệ với ngành nghề kinh doanh hiện tại hay không. Để rồi một thời gian sau đó, chính các doanh nghiệp này lại tuyên bố cắt giảm, thu hẹp lĩnh vực kinh doanh, quay về tập trung vào thế mạnh của mình. Do
vậy, đối với các doanh nghiệp, khi đứng trước sự lựa chọn có nên thực hiện đa dạng hóa hay khơng phải xem xét thật kỹ lưỡng các yếu tố sau:
1. Sự chênh lệch giữa lợi ích và chi phí khi thực hiện đa dạng hóa. Những lợi ích từ đa dạng hóa có thể kể đến như: hiệu quả kinh tế do quy mô lớn, gia tăng khả năng vay nợ, hiệu quả phân bổ nguồn lực thông qua các thị trường vốn nội bộ và nhiều yếu tố khác, và các chi phí của đa dạng hóa có thể kể đến là sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực thông qua thị trường vốn nội bộ, khó khăn trong việc thúc đẩy các hợp đồng với điều kiện tối đa hóa, khoảng cách thơng tin giữa trung tâm quản lý và nhà quản lý bộ phận, những hoạt động rent-secking được thực hiện bởi những nhà quản lý bộ phận.
2. Xem xét các yếu tố của môi trường vi mô với những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình cùng với các yếu tố của môi trường vĩ mô với những cơ hội và thách thức bên ngồi để từ đó lựa chọn chiến lược cho phù hợp.
5.2 Hạn chế của đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên số mẫu là 102 doanh nghiệp và thời gian là 6 năm 2006-2011, hơn nữa trong giai đoạn những năm 2006-2007 số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chưa lớn vàsố liệu báo cáo chưa đầy đủ, điều này làm cho việc thu thập dữ liệu bị hạn chế khiến cho số lượng mẫu bị loại bỏ tương đối lớn. Do vậy, mẫu thu thập được dừng lại ở con số 425 mẫu, đây là mẫu thật sự khơng lớn lắm để có thể đánh giá tồn diện được vấn đề cần nghiên cứu.
Bên cạnh đó, số liệu thu thập được theo ngành được tác giả thu thập dựa trên báo cáo thường niên của cơng ty mẹ, mà chưa có báo cáo tài chính riêng biệt cụ thể cho mỗi ngành. Do vậy, số liệu thu được vẫn không tránh khỏi những sai lệch so với thực tế của từng doanh nghiệp.
Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của doanh nghiệp đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp cịn q mới mẻ ở Việt Nam, nên đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này để tác giả có thể lấy đó làm so sánh và kiểm chứng.
Đề tài này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu khoa học. Nó chỉ ra rằng, do ảnh hưởng của việc dạng hóa đã làm giá trị của doanh nghiệp giảm đi. Tác giả đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của việc giảm này. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, tác giả tiến hành chọn lựa các nguyên nhân để phân tích căn cứ vào các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra.Và kết quả có được lại chưa thể giải thích được, do vậy dù đã kết thúc nghiên cứu, tác giả vẫn chưa tìm ra được câu trả lời xác đáng nhất.
5.3 Những gợi ý và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề bị bỏ ngõ và chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Chẳng hạn, số mẫu nghiên cứu được chọn lọc chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, các nguyên nhân chính tác động đến việc giảm giá trị của doanh nghiệp đa dạng hóa, các đặc điểm khác nhau tại các thời kỳ khác nhau tác động đến giá trị của doanh nghiệp đa dạng hóa, v.v…Do vậy, từ kết quả đề tài này, tác giả gợi ý một số nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Mở rộng hơn nữa phạm vi và quy mơ nghiên cứu, để có thể phân tích và xác định được nguyên nhân sâu xa của việc giảm giá trị của các doanh nghiệp đa ngành, cũng như xác định các đặc điểm chính làm ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp kinh doanh đa ngành. Để từ đó, có thể đưa ra những gợi ý và chính sách hợp lý hơn trong việc khuyến khích hay hạn chế các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đa ngành.
- Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa lên giá trị doanh nghiệp theo mức độ đa dạng hóa. Để từ đó đưa ra những khuyến nghị về mức độ đa dạng hóa phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tiếng Việt
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, “Tài chính Doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản Thống kê
- Website http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/
- Website http://data.cophieu68.com/wap/companylist.php?search=1&keyword=
- Website http://m.cafef.vn/tra-cuu.chn
2. Tài liệu tiếng Anh
- Berger, P., and E. Ofeck (1995), “Diversification’s effect on firm value”,Journal of Financial Economics 37, 39-65.
- Burch, T., and V. Nanda, (2001),“Divisional diversityand the conglomerate
discount:evidence from spinoffs”, Journal of Financial Economics 70, 69-98.
- Campa, J., and S. Kedia, (2002), “Explaining the diversification discount”.
Journal of Finance 57, 1731-1762.
- Cronqvist, H., P. Hogfeld and Mattias Nilsson, (2001),“Why agency costs
explain diversification discounts”, Real Estate Economics, 29, 85-126.
- Denis, D, D. Denis, and A. Sarin, (1997),“Agency problems, equity ownership,
and corporate diversification”, Journal of Finance 52, 135-160.
- Denis, D., D. Denis, and K. Yost, (2002), “Global diversification, industrial
diversification and firm value”, Journal of Finance 57, 1951-1979.
- Graham, J., M. Lemmon, and J. Wolf, (2002). “Does corporate diversification
destroy value?”, Journal of Finance, 57, 695-720.
- J. Bate (2007), “Diversification and Firm Value in New Zealand”, New Zealand Exchange Limited (NZX)
- Khanna, N., and S. Tice, (2001),“The bright side of internal capital
markets”,Journal of Finance 56, 1489-1528.
- Lang, L., and R. Stulz, (1994), “Tobin’s q, corporate diversification and firm performance”, Journal of Political Economy 102, 1248-1280.
- Lewellen, W.G., (1971),“A pure financial rationale for the conglomerate
merger”,Journal of Finance 26, pp. 521–537.
- Lins, K., and H. Servaes, (1999),“International evidence on the value of
corporate diversification”, Journal of Finance 54, 2215-2239.
- Lins, K., and H. Servaes, (2002),“Is corporate diversification beneficial in
emerging markets?” Financial Management 31, 1-22.
- Maksimovic, V., and G. Phillips, (2002),“Do conglomerate firms allocate
resources inefficiently across industries?” Journal of Finance57, 721-767.
- Mansi, S.A. and D.M. Reeb, (2002),“Corporate diversification: What gets
discounted?”,Journal of Finance 57, 2167-2182.
- Martin, J.D., and Sayrak, A., (2003),“Corporate diversification and
shareholder value: a survey of recent literature”, Journal of Corporate Finance
9, 37-57.
- Rajan,R., H. Servaes,and L.Zingales,(2000),“The cost of diversity:The divers-
ification discount and inefficient investment”,Journal of Finance 55,35-80.
- Scharfstein, D., and J. Stein, (2000),“The dark side of internal capital markets:
Divisional rent seeking and inefficient investment”, Journal of Finance 55,
2537-2567.
- Shin, Hyun-Han, and René Stulz, (1997). “Are internal capital markets efficient?”Quarterly Journal of Economics 113, 531-552.
- Stein, J., (1997),“Internal capital markets and the competition for corporate
resources”,Journal of Finance 52, 111-133.
- Villalonga,B.,(2004),“Diversification discount or premium? New evidence from