Ảnh hưởng của chi phí đại diện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 4 .NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả một số mơ hình hồi quy khác:

4.4.2 Ảnh hưởng của chi phí đại diện:

Trong phần này, tác giả tiến hành kiểm tra xem sự sụt giảm giá trị trong các doanh nghiệp có phải là do vấn đề chi phí đại diện hay khơng.

Theo Mansi và Reeb (2002), vấn đề đại diện có thể là động lực cho các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa nếu việc này mang lại lợi ích cho họ mặc dù có thể gây tốn kém cho các cổ đông. Đa dạng hóa cũng hữu ích đối với các nhà

quản lý khơng thích rủi ro bằng cách giảm sự biến động tiền mặt, bất chấp điều này có đem lại lợi ích cho các cổ đơng hay khơng.

Theo J.Bate (2007), việc sụt giảm giá trị doanh nghiệp liên quan đến sự tồn tại của chi phí đại diện, tuy nhiên khi tiến hành chạy mơ hình thực tế thì hệ số tìm được khơng có ý nghĩa thống kê, do vậy giả thuyết đặt ra chưa có đủ chứng cứ để chấp nhận hoặc bác bỏ.

Lin và Servaes (2002), S.S.Chen và K.W.Ho (2000) cũng cho thấy rằng, việc giảm giá trị của các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành một phần được giải thích bởi sự tồn tại của chi phí đại diện. Tương tự như thế, Croqvist, Hogfeldt và Nilsson (2001) cho rằng, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành có giá trị thấp khơng phải vì sự khác biệt trong lợi nhuận mà vì vấn đề chi phí đại diện. Ngồi ra, việc chuyển giao giá trị tài sản cho các trái chủ có thể dẫn đến giảm giá trị, nếu giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị sổ sách của nợ. Điều này là do, thiệt hại do giá trị của cổ đông chuyển giao cho các trái chủ được phản ánh trong giá trị công ty, trong khi lợi nhuận tương ứng với trái chủ thì khơng được phản ánh. Do đó, việc giảm giá trị sẽ lớn hơn đối các doanh nghiệp đa dạng có địn bẩy tài chính với mức độ lớn hơn.

Bảng 4.5.4 Kết quả hồi quy với biến tƣơng tác

(1.1) Theo doanh thu (1.2) Theo EBIT

Biến Hệ số Giá trị P Hệ số Giá trị P

Hằng số cố định (C) -2.662598 0.0245 -1.267558 0.3172

Biến tương tác (DONBAYDDH) -0.002757 0.9653 0.103516 0.1292

Quy mô doanh nghiệp (QUYMO) 0.409103 0.0342 0.208897 0.3125

Biến giả chia cổ tức (CHIACOTUC) 0.123575 0.3462 -0.128616 0.3611

Biên độ lợi nhuận (BIENDO) -0.056004 0.4278 -0.062668 0.4086

R – squared 72.9% 63.8%

R - squared điều chỉnh 65.5% 49.7%

Bảng 4.5.4 trình bày kết quả hồi quy tác động cố định hai chiều của giá trị vượt trội theo biến tương tác (= biến giả đa dạng hóa * địn bẩy) và các biến khác. Mơ hình hồi quy này giống với mơ hình trình bày trong bảng 6, chỉ có khác là tác giả thay biến giả đa dạng hóa bằng biến tương tác. Trong các mơ hình có sự hiện diện của chi phí đại diện, tác giả mong đợi hệ số của biến tương tác sẽ nhỏ hơn so

với hệ số của biến giả đa dạng hóa tương ứng trong từng mơ hình của bảng 4.5.3. Và kết quả bảng trên cho thấy, mặc dù các hệ số này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê, các hệ số của biến tương tác trong các mơ hình này lại lớn hơn so với hệ số của biến giả đa dạng hóa trong các mơ hình bảng 6 tương ứng. Do vậy, kết quả này không hỗ trợ trong nhận định rằng việc sụt giảm giá trị doanh nghiệp đa dạng hóa là do sự xung đột về chi phí đại diện giữa nhà quản lý và các cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 59 - 61)