Phân tích ngành nghề kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 4 .NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích ngành nghề kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong mẫu

nghiên cứu:

Số liệu của mẫu nghiên cứu bao gồm 102 doanh nghiệp và thời gian khảo sát là 06 năm, tuy nhiên do số liệu của một số doanh nghiệp ở vài năm không đầy đủ nên sau khi được loại trừ, số cịn lại là 425 mẫu, trong đó có 79 mẫu đa ngành và 346 mẫu đơn ngành (tính mỗi mẫu theo đơn vị là năm – doanh nghiệp).

Hình 4.1.1: Kết cấu phân ngành dữ liệu nghiên cứu

Phân loại Số quan sát

Đơn ngành 346 Đa ngành 79

(Nguồn: thống kê từ mẫu nghiên cứu)

Số doanh nghiệp đơn ngành được lựa chọn tương đối lớn so với doanh nghiệp đa ngành, chiếm 81% trong tổng số. Bởi hiện nay, mặc dù việc đa dạng hóa được thực hiện rộng rãi trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhưng nhìn chung, những ngành kinh doanh trái lĩnh vực thường không mang lại hiệu quả hoặc có

81% 19%

doanh thu rất thấp nên không được đưa vào các báo cáo. Khi xem xét tài liệu của các doanh nghiệp, tác giả nhận thấy rằng, các doanh nghiệp đa phần đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề, tuy nhiên, khi thực hiện thì doanh thu chỉ có thể thu được từ một nguồn duy nhất, và đó được xem là ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp đó.

Trong các doanh nghiệp đa ngành, để lựa chọn ra ngành kinh doanh chính và các ngành phụ, tác giả dựa vào doanh thu mà các ngành đó mang lại kết hợp với báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán về Danh sách phân ngành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán 2011 và Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Số liệu các ngành của các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành được phân bổ như sau:

Hình 4.1.2: Kết cấu phân ngành của các doanh nghiệp đa ngành

Số ngành Số quan sát 2 13 3 22 4 21 5 8 >5 15

(Nguồn: thống kê từ mẫu nghiên cứu)

Số liệu từ bảng trên cho thấy, nhóm doanh nghiệp có số ngành kinh doanh là 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn 28%, kế đến là 4 ngành chiếm tỷ trọng cũng gần bằng 27%, nhóm có 5 ngành chiếm tỷ trọng nhỏ hơn là 10% . Trong các doanh nghiệp này, có thể là số ngành kinh doanh thực tế nhiều hơn, nhưng những ngành đó khơng mang lại doanh thu hoặc có rất ít nên khơng được đưa vào báo cáo, và một phần nữa là trong báo cáo của doanh nghiệp, phần doanh thu của một số ngành không được tách ra riêng biệt và do vậy cũng sẽ được đưa chung vào một ngành để thuận tiện

2 16% 3 28% 4 27% 5 10% >5 19%

cho việc thống kê tính tốn. Ở đây, số ngành lớn nhất mà tác giả thống kê được từ mẫu quan sát là 7 ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)