CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn:Số liệu tác giả điều tra tháng 05/2012)
Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
-Cơ sở lý thuyết chất lượng dịch vụ. -Đặc thù ngành.
- Các kết quả nghiên cứu trước đây.
Thang đo 1
Nghiên cứu định tính n = 10
Nghiên cứu định lượng n= 245
Phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA Phân tích hồi quy
Kiểm định Independent Sample T-test và thống kê mơ
tả mức độ hài lịng Thảo luận kết quả Thang đo 2
Viết báo cáo Điều chỉnh
Việc thực hiện nghiên cứu này được thực hiện thơng qua 2 giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quy trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.2 ở trên.
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện qua phương pháp nghiên cứu định tính gồm các nội dung sau:
Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ, tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERF, thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và kết hợp với ý kiến của các giảng viên lâu năm có kinh nghiệm ở trường về chất lượng dịch vụ đào tạo, tác giả đã hình thành thang đo 1. Trong bước nghiên cứu này, năm nhân tố của chất lượng dịch vụ đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ban đầu được thay đổi thành 25 câu hỏi điều tra dựa trên thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Để kiểm tra ý nghĩa, từ ngữ, câu văn và hình thức trình bày bảng câu hỏi khảo sát tác giả đã cho khảo sát thử 10 sinh viên ngẫu nhiên của các hệ đào tạo. Những phần nào chưa hợp lý sẽ được tác giả điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để hình thành bảng câu hỏi hồn chỉnh. Bảng câu hỏi này rất quan trọng vì đây là nguồn số liệu cung cấp cho nghiên cứu đinh lượng sau này.
3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua phương pháp thu thập số liệu điều tra bằng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục- Bảng câu hỏi). Điều tra được tiến hành trên 245 sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau, hệ đào tạo khác nhau của trường. Sau khi thu thập số liệu điều tra sẽ được phân tích thơng qua phần mềm SPSS.
Thời gian điều tra là 5/2012.
3.2.2.1 Kích thước mẫu nghiên cứu
Có nhiều phương pháp khác nhau trong việc lựa chọn mẫu nghiên cứu.
Theo Hair&ctg (1998) nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100-150.
Theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu giới hạn phải là 200.
Theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, thơng thường thì kích thước mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Với 25 câu hỏi trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cỡ mẫu dự kiến là n= 245 phiếu điều tra (Theo Bollen(1989) thì kích thước mẫu này là đạt yêu cầu). Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 245 bảng câu hỏi, tổng số bảng câu hỏi thu về là 245. Sau khi hoàn tất việc điều tra, tác giả tiến hành kiểm tra lại và loại bỏ 5 phiếu khảo sát trả lời sai, sót và thừa, kết quả thu được 240 phiếu khảo sát hợp lệ dùng cho nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 97,95%.
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi điều tra khảo sát xong, tác giả tiến hành tổng hợp lại các phiếu điều tra, xem xét và loại đi các biến điều tra khơng hợp lệ. Sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS. Tác giả sẽ đưa ra các bảng thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
Sau đó tác giả tiến hành đánh giá thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố EFA để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn, để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung ban đầu (Hair & ctg, 1998). Sau đó tác giả sử dụng mơ hình hồi qui tương quan tuyến tính để kiểm định tính hợp lệ của mơ hình. Từ đó tác giả đưa ra được mơ hình hiệu chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu của mình. Tiếp theo tác giả sẽ kiểm định Independent Sample T-test và thống kê mơ tả mức độ hài lịng của các nhân tố so với sự hài lịng chung của cả nhóm trong mơ hình nghiên cứu. Các kết quả này được dùng để đề xuất những giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.