Sơ đồ tổ chức của Nhà trường và chức năng nhiệm vụ của các Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại cơ sở II trường đại học ngoại thương (Trang 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chung về Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương

3.1.3 Sơ đồ tổ chức của Nhà trường và chức năng nhiệm vụ của các Ban

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Nhà trường.

Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương hiện nay được tổ chức theo sơ đồ như sau:

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các Ban và Bộ môn.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Tổ chức- Hành Chính

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, cơng tác hành chính.

Nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, cơng tác hành chính.

( Nguồn: Cở sở II-ĐHNT-Phịng Tổ chức- Hành Chính 5-2012 )

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương

KHỐI CÁC BAN CHỨC NĂNG

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI CÁC BỘ MÔN, TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

BỘ MÔN

NGHIỆP VỤ CƠ BẢN-CƠ SBỘ MÔN

BỘ MÔN

TIẾNG ANH TIẾNG NHẬT BỘ MÔN TRUNG TÂM TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA TRUNG TÂM TƯ VẤN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ BAN TC-HC BAN KH-TC BAN CTCT&SV BAN QLĐT BAN ĐTQT QT-TB BAN BAN QLKH -HTQT BAN TT-KT-TV

Thực hiện việc quản lý hồ sơ, nhận xét định kỳ hàng năm bổ sung hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo qui định, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về công tác tổ chức cán bộ…Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời, quản lý con dấu, chữ ký theo quy định, cấp giấy công tác, giấy giới thiệu cho cán bộ, giáo viên. Chịu trách nhiệm liên hệ và phối hợp cơng tác với chính quyền địa phương, với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp. Quản lý hồ sơ giáo viên thỉnh giảng các mơn học, trực hành chính.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Kế hoạch –Tài Chính

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch và tài chính của Cơ sở II.

Nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đễ xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác kế hoạch và tài chính. Lập dự tốn, thực hiện và báo cáo quyết tốn tài chính cho Cơ sở II theo quy định của Nhà nước và của trường Đại học Ngoại thương. Theo dõi việc mua sắm, phân phối, sử dụng, quản lý trang thiết bị, vật tư tài sản cố định Cơ sở II theo đúng các qui định hiện hành. Thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ, công chức, lao động hợp đồng, chi trả học bổng, các khoản phụ cấp cho sinh viên và tất cả các khoản chi khác (Ví dụ: phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu học tập…) theo đúng qui định hiện hành. Tham mưu cho giám đốc về hợp đồng liên kết đào tạo (những vấn đề thuộc tài chính); thực hiện, theo dõi và tiến hành thanh lý các hợp đồng đào tạo.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý đào tạo

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo học viên cao học, sinh viên đại học (hệ chính quy, hệ tại chức và hệ văn bằng 2), sinh viên cao đẳng hệ chính quy, hệ hồn chỉnh kiến thức đại học.

Nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và thực hiện công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo học viên cao học, sinh viên đại học ( hệ chính quy, tại chức và bằng 2), sinh viên cao đẳng hệ chính quy, hệ hồn chỉnh kiến thức đại học. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy theo đúng các quy đinh hiện hành. Lập thời khóa biểu, bố trí phịng học cho từng khóa, lớp, địa

phương và lịch trình giảng dạy. Quản lý giờ giảng của giảng viên, xác nhận vào các giấy tờ đề nghị thanh toán và thanh lý hợp đồng giảng dạy. Theo dõi, quản lý việc thực hiên hợp đồng mời giáo viên thỉnh giảng cho hệ chính quy. Thực hiện cơng tác tổng hợp về hoạt động đào tạo, thống kê, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên và của Nhà trường. Phối hợp với Ban CTCT&SV và Ban chấp hành đoàn trường thực hiện cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ trong sinh viên.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban CTCT&SV

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện cơng tác quản lý sinh viên, cơng tác chính trị tư tưởng, thi đua khen thưởng đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên trong toàn trường.

Nhiệm vụ: Xây dựng trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch công tác theo nhiệm vụ được phân công theo năm học. Xây dựng và trình giám đốc ban hành các quy định về cơng tác thi đua khen thưởng, chính trị, tư tưởng của cán bộ và sinh viên, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. Thực hiện cơng tác quản lý sinh viên.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Đào tạo quốc tế

Chức năng: Ban Đào tạo Quốc tế tham mưu và giúp Hiệu trưởng, Ban Giám đốc Cơ sở II trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất, tổ chức thực hiện công tác liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài tại Cơ sở II.

Nhiệm vụ: Xây dựng, trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch cơng tác theo nhiệm vụ được phân công theo năm học. Tham mưu, hoạch định kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho Ban Giám đốc về công tác liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài tại Cơ sở II. Tuyển sinh và quản lý các chương trình liên kết giữa Cơ sở II và các cơ sở đào tạo nước ngoài tại Cơ sở II. Tư vấn cho học viên về các chương trình đào tạo phù hợp trong nước và nước ngoài.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Hơp tác quốc tế

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhiệm vụ: Trình Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch công tác theo nhiệm vụ được phân công theo năm học. Xây dựng và trình Giám đốc ban hành các quy định về công tác hợp tác quốc tế và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định đó.

Hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết về mặt thủ tục cho cán bộ, giảng viên được Nhà trường cử đi nước ngồi cơng tác hoặc bồi dưỡng và thông báo danh sách với Ban Tổ chức – Hành chính. Phối hợp xây dựng, thực hiện các chương trình liên kết đào tạo và dự án quốc tế.

Chức năng nhiệm vụ của Ban TT-KT-TV

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác công khai thác mạng thơng tin Internet, hệ thống máy tính, website phục nghiên cứu và học tập và công tác khảo thí.

Nhiệm vụ: Lập kế hoạch cơng tác theo năm trình Ban Giám đốc phê duyệt. Xây dựng và trình Ban Giám đốc ban hành các qui định về công tác khai thác mạng thông tin internet, website, công tác khảo thí và hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện các quy định đó. Phối hợp tổ chức cơng tác khảo thí, thi trắc nghiệm trên máy tính cho các Bộ mơn trong tồn trường.

 Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản trị thiết bị

Chức năng: Giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác quản trị thiết bị.

Nhiệm vụ: Tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác quản trị thiết bị. Lập kế hoạch xin kinh phí đầu tư các cơng trình và triển khai về sửa chữa, xây dựng, mua sắm và quản lý cơ sở vật chất…Điều phối sử dụng các phòng họp, phòng tổ chức lễ trong Nhà trường, phục vụ nước uống phòng họp và giảng viên lên lớp. Thực hiện các công việc phục vụ giảng đường. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ khách đến Cơ sở II.

Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn Nghiệp vụ

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động, công tác của Bộ môn Nghiệp vụ.

Nhiệm vụ: Quản lý giảng viên thuộc các môn nghiệp vụ. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Thường trực ban tổ chức các hội nghị khoa học, biên tập kỷ yếu khoa học của Cơ sở II. Bố trí giảng viên giảng dạy các môn được phân công, chịu trách nhiệm theo dõi chất lượng giảng dạy và kỷ luật của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên kết, xác nhận giờ giảng và nghiên cứu khoa học. Tổ chức triển khai việc hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp, khóa

luận tốt nghiệp. Lên kế hoạch tổ chức và điều hành công tác coi thi hết môn học đối với các môn được phân công theo lịch thi đã được duyệt.

 Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn Cơ Bản – Cơ Sở

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động, công tác của Bộ môn Cơ Bản – Cơ Sở.

Nhiệm vụ: Quản lý giảng viên thuộc các môn Cơ bản – Cơ sở. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Thường trực ban tổ chức các hội nghị khoa học, biên tập kỷ yếu khoa học của Cơ sở II. Bố trí giảng viên giảng dạy các môn được phân công, chịu trách nhiệm theo dõi chất lượng giảng dạy và kỷ luật của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên kết, xác nhận giờ giảng và nghiên cứu khoa học. Lên kế hoạch tổ chức và điều hành công tác coi thi hết môn học đối với các môn được phân công theo lịch thi đã được duyệt.

Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn Tiếng Anh

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động, công tác của Bộ môn Tiếng Anh.

Nhiệm vụ: Quản lý giảng viên Tiếng Anh, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Tham gia ban tổ chức các hội nghị khoa học, biên tập kỷ yếu khoa học của Cơ sở II. Bố trí giảng viên giảng dạy các môn được phân công, chịu trách nhiệm theo dõi chất lượng giảng dạy và kỷ luật của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên kết, xác nhận giờ giảng và nghiên cứu khoa học. Cử giảng viên làm cố vấn cho câu lạc bộ tiếng Anh. Lên kế hoạch tổ chức và điều hành công tác coi thi hết môn học đối với các môn được phân công theo lịch thi đã được duyệt. Cung cấp danh mục giáo trình tiếng Anh cho các loại hình đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên kết.

Chức năng nhiệm vụ của Bộ môn Tiếng Nhật

Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động, công tác của Bộ môn tiếng Nhật.

Nhiệm vụ: Quản lý giáo viên tiếng Nhật, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Tham gia ban tổ chức các hội nghị khoa học, biên tập kỷ yếu khoa học của Cơ sở II. Bố trí giảng viên giảng dạy các mơn

được phân cơng, chịu trách nhiệm theo dõi chất lượng giảng dạy và kỷ luật của giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên kết, xác nhận giờ giảng và nghiên cứu khoa học. Cử giảng viên làm cố vấn cho câu lạc bộ tiếng Nhật. Lên kế hoạch tổ chức và điều hành công tác coi thi hết môn học đối với các môn được phân cơng theo lịch thi đã được duyệt.

3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

(Nguồn:Số liệu tác giả điều tra tháng 05/2012)

Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

-Cơ sở lý thuyết chất lượng dịch vụ. -Đặc thù ngành.

- Các kết quả nghiên cứu trước đây.

Thang đo 1

Nghiên cứu định tính n = 10

Nghiên cứu định lượng n= 245

Phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố

khám phá EFA Phân tích hồi quy

Kiểm định Independent Sample T-test và thống kê mô

tả mức độ hài lòng Thảo luận kết quả Thang đo 2

Viết báo cáo Điều chỉnh

Việc thực hiện nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quy trình nghiên cứu được trình bày như hình 3.2 ở trên.

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ thực hiện qua phương pháp nghiên cứu định tính gồm các nội dung sau:

Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ, tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERF, thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và kết hợp với ý kiến của các giảng viên lâu năm có kinh nghiệm ở trường về chất lượng dịch vụ đào tạo, tác giả đã hình thành thang đo 1. Trong bước nghiên cứu này, năm nhân tố của chất lượng dịch vụ đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ban đầu được thay đổi thành 25 câu hỏi điều tra dựa trên thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Để kiểm tra ý nghĩa, từ ngữ, câu văn và hình thức trình bày bảng câu hỏi khảo sát tác giả đã cho khảo sát thử 10 sinh viên ngẫu nhiên của các hệ đào tạo. Những phần nào chưa hợp lý sẽ được tác giả điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để hình thành bảng câu hỏi hồn chỉnh. Bảng câu hỏi này rất quan trọng vì đây là nguồn số liệu cung cấp cho nghiên cứu đinh lượng sau này.

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, thông qua phương pháp thu thập số liệu điều tra bằng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục- Bảng câu hỏi). Điều tra được tiến hành trên 245 sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau, hệ đào tạo khác nhau của trường. Sau khi thu thập số liệu điều tra sẽ được phân tích thơng qua phần mềm SPSS.

Thời gian điều tra là 5/2012.

3.2.2.1 Kích thước mẫu nghiên cứu

Có nhiều phương pháp khác nhau trong việc lựa chọn mẫu nghiên cứu.

Theo Hair&ctg (1998) nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100-150.

Theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu giới hạn phải là 200.

Theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử

dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, thơng thường thì kích thước mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.

Với 25 câu hỏi trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cỡ mẫu dự kiến là n= 245 phiếu điều tra (Theo Bollen(1989) thì kích thước mẫu này là đạt u cầu). Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 245 bảng câu hỏi, tổng số bảng câu hỏi thu về là 245. Sau khi hoàn tất việc điều tra, tác giả tiến hành kiểm tra lại và loại bỏ 5 phiếu khảo sát trả lời sai, sót và thừa, kết quả thu được 240 phiếu khảo sát hợp lệ dùng cho nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 97,95%.

3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi điều tra khảo sát xong, tác giả tiến hành tổng hợp lại các phiếu điều tra, xem xét và loại đi các biến điều tra khơng hợp lệ. Sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS. Tác giả sẽ đưa ra các bảng thống kê mô tả, bảng tần số, đồ thị đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Sau đó tác giả tiến hành đánh giá thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố EFA để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại cơ sở II trường đại học ngoại thương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)