2. Chương 2: THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
3.3. Mô tả số liệu thống kê của mẫu nghiên cứu:
Để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM theo mơ hình Cobb - Douglas, các số liệu được thu thập trên BCTC của NHTM (bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính) của 6 NHTM đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX, số liệu được thu thập trong giai đoạn 2009 – 2011.
Trong 6 NHTM được nghiên cứu, có 2 NHTM Cổ phần nhà nước là NHTM Cổ phần Cơng Thương Việt Nam (mã chứng khốn: CTG), và NHTM Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (mã chứng khoán: VCB), còn lại là 4 NHTM Cổ phần tư nhân bao gồm: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín.
Dựa trên những số liệu có trên BCTC của NHTM, các biến được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới, tác giả xác định những biến sau để đưa vào mơ hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM: Tổng tài sản cố định (TSCĐ), Tổng tài sản (TTS), Vốn
chủ sở hữu (VCSH), Tiền gửi khách hàng (TGKH), Phát hành giấy tờ có giá (GTCG), Cho vay khách hàng (CVKH), Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (ĐTTCDH), Tiền gửi và cho vay các TCTD khác (TGCVTCTD), Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh/Cho vay khách hàng (DTB), Giá vốn hàng bán/Tiền gửi khách hàng (Lãi trả cho người gửi tiền và các khoản tương tự/Tiền gửi khách hàng - GVHBB), Lợi nhuận từ chứng khoán đầu tư (LNCKĐT), Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế (EBT), Tổng chi phí (TCP). Tất cả các số liệu được lấy theo quý và đơn vị tính là triệu VND (tham khảo phụ lục 4 – bảng
4.1).
Dựa trên các thơng tin có được trong thống kê mơ tả bộ dữ liệu được sử dụng (phụ
lục 4) có thể rút ra kết luận chung: trong giai đoạn 2009 – 2011 quy mô hoạt động cả về
tài sản, phạm vi, vốn…của các ngân hàng được nghiên cứu có sự mở rộng đáng kể. Đi kèm với đó là doanh thu và chi phí cũng gia tăng. Cịn về lợi nhuận thì tăng khơng tương xứng với mức độ gia tăng của hoạt động. Điều này có thể suy luận rằng hiệu quả theo quy mơ của giai đoạn này có thể khơng cao hoặc khơng thể hiện rõ và có xu hướng giảm dần qua ba năm 2009, 2010, 2011. Tuy nhiên, để kiểm định chắc chắn chúng ta phải xây dựng mơ hình để kiểm định giả thuyết đó.
3.4. Chỉ định mơ hình và các biến:
Trong nghiên cứu của Alexander Mertens và Giovanni Urga về hiệu quả hoạt động theo qui mô của hệ thống ngân hàng tại Ukraina28 năm 1998 đã xây dựng mơ hình kiểm định từ hai mơ hình hàm lợi nhuận và hàm chi phí dựa trên hàm Cobb – Douglas sau đó lấy Logarit của hai vế. Hàm lợi nhuận:
Trong đó:
P: lợi nhuận của NHTM : giá cả của các biến đầu ra,
Trong đó:
C: chi phí ngân hàng
y: các biến đầu ra của ngân hàng: cho vay liên ngân hàng, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư
p: các giá cả của biến đầu vào của ngân hàng: giá cả của tiền gửi, giá của các khoản vay, giá của lao động
z: các biến thể hiện các biến số của NHTM: vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, các khoản nằm trên tài khoản ngoại bảng
u: thể hiện sự khác biệt giữa chi phí tại mức hiệu quả và chi phí thực tế để cho ra một giá trị đầu ra nhất định của NHTM
ố ngẫu nhiên.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Viết Hùng – Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã sử dụng hàm lôga siêu việt dựa trên hàm Cobb – Douglas giống như hai tác giả trên để kiểm định tính hiệu quả của của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005:
Trong đó:
Y: thu nhập của NHTM L: Tổng chi cho nhân viên K: Tổng tài sản cố định ròng D: Tổng vốn huy động
Dựa trên mơ hình nghiên cứu của những tác giả trên với bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được trên BCTC của 6 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2011, tác giả đề tài xin đề xuất mơ hình sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM như sau dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và doanh thu của NHTM như sau:
Sơ đồ 3.1: Thiết kế nghiên cứu
Nguồn: tự thiết kế 3.4.1.1. Mơ hình doanh thu (theo hàm sản xuất Cobb – Douglas):
Biến đầu ra/đầu vào
Doanh thu/Chi phí/Lợi nhuận
Giúp kiểm định đóng góp của các yếu tố đầu vào đến Doanh thu thuần của NHTM. Mơ hình này xuất phát từ hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Yi = A.∑Xia + ui
Trong đó X là các biến đầu vào của NHTM. Trong mơ hình trên, các biến được sử dụng bao gồm:
- Biến đầu vào bao gồm: Tài sản cố định (TSCĐ), Tiền gửi của khách hàng (TGKH), Phát hành giấy tờ có giá (GTCG).
- Biến phụ thuộc Y: Tổng doanh thu của NHTM (DT).
Chuyển hàm Cobb – Douglas sang hàm logarit thì được dạng hàm:
LnYi = Ln(A) + ∑aLnXi + Lnui
Từ những biến đã xác định ở trên, chúng ta xây dựng được mơ hình với biến phụ thuộc là Tổng doanh thu của NHTM:
LnDTi = Ln(A) + a1LnTSCĐi + a2LnTGKHi + a3LnGTCGi + Lnui Các biến độc lập bao gồm biến đầu vào của NHTM:
- Tài sản cố định (TSCĐ): là yếu tố cơ sở hạ tầng của NHTM, đây là cơ sở để NHTM hoạt động. Khi muốn mở rộng hoạt động, NHTM phải tăng TSCĐ, mở rộng địa bàn hoạt động. Nếu Doanh thu thuần của NHTM tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSCĐ thì việc gia tăng mua sắm TSCĐ là hiệu quả và từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động theo quy mô của NHTM.
- Tiền gửi khách hàng (TGKH): là nguồn vốn chính của NHTM trong cấp tín dụng và các hoạt động khác. Khi TGKH của NHTM đảm bảo tính ổn định và lâu dài thì NHTM sẽ n tâm trong cấp tín dụng và thực hiện các chiến lược kinh doanh khác. Quy mô hoạt động của NHTM mở rộng cùng với sự gia tăng trong TGKH. - Phát hành giấy tờ có giá (GTCG): ngồi nguồn vốn từ huy động tiền gửi của khách
hàng, NHTM còn phát hành giấy tờ có giá, đây sẽ là nguồn vốn quan trọng trong tương lai, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển hơn. Do đó, chi phí và số lượng nguồn vốn thu được từ phát hành GTCG sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Theo mơ hình Cobb – Douglas nếu như hoạt động kinh doanh của NHTM có hiệu quả theo quy mơ, có nghĩa là khi quy mơ tăng lên thì doanh thu tăng với tốc độ cao hơn của các yếu tố đầu vào: trong mơ hình này điều đó xảy ra khi a1 + a2+ a3 > 1.
Ngồi mơ hình doanh thu theo yếu tố đầu vào, chúng ta phải đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu ra lên Doanh thu, xem xét tính quy mơ của các yếu tố đầu ra với hiệu quả tăng trưởng của doanh thu. Do đó chúng ta xây dựng mơ hình thứ hai dựa vào các yếu tố đầu ra:
LnDTi = Ln(A) + a1LnCVKHi + a2LnTGCVTCTDi + a3LnDTTCDHi + a4LnTTSi + a5LnVCSHi + Lnui
Trong danh mục tài sản có của NHTM: khoản mục cho vay khách hàng (CVKH) chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồn mang lại thu nhập cao nhất cho NHTM; Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (TGCVTCTD) mặc dù khơng mang lại nhiều thu nhập, song nó bảo đảm cho hoạt động thanh toán và thực hiện các dịch vụ của NHTM, đồng thời bảo đảm tính thanh khoản cho NHTM; Đầu tư tài chính dài hạn (DTTCDH) là khoản mục sử dụng vốn vì cả hai mục đích: sinh lợi và an tồn của NHTM; các biến tổng tài sản (TTS), Vốn chủ sở hữu (VCSH) là những biến thể hiện quy mô của NHTM.
Hoạt động của NHTM được xem là hiệu quả theo quy mô với các yếu tố đầu ra khi các yếu tố này tăng lên thi doanh thu tăng với tốc độ nhanh hơn (a1 + a2+ a3 + a4+ a5 > 1)
3.4.1.2. Mơ hình chi phí:
Giúp đánh giá hiệu quả chi phí khi quy mơ của NHTM tăng lên. Sử dụng hàm Cobb – Douglas chúng ta xây dựng hàm chi phí:
LnTCPi = Ln(A) + a1LnTGKHi + a2LnGTCGi + a3LnTSCDi + a4LnVCSHi + a5LnTTSi + Lnui
Với hàm chi phí chúng ta xem xét liệu khi quy mô tăng lên, các nguồn vốn huy động và tài sản tăng lên có làm gia tăng tổng chi phí (TCP) nhanh hơn tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào khơng? Chi phí đạt hiệu quả theo quy mô khi a1 + a2+ a3 + a4+ a5 < 1
3.4.1.3. Hàm lợi nhuận:
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, các nhà nghiên cứu không chỉ đánh giá dựa vào doanh thu mà chỉ tiêu quan trọng hơn nữa là lợi nhuận của NHTM. Do đó, chúng ta kiểm định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM để thấy được tác động của
doanh thu và chi phí lên lợi nhuận của NHTM theo quy mơ. Kết hợp với yếu tố chi phí và doanh thu chúng ta xây dựng hàm lợi nhuận để kiểm định các yếu tố này:
Mơ hình lợi nhuận: giúp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Từ
đó xem xét yếu tố nào có tác động tích cực, yếu tố nào tác động tiêu cực.
Sơ đồ 3.2: Thiết kế nghiên cứu chi tiết
Nguồn: tự thiết kế dựa trên tổng hợp các lý thuyết
Hàm lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế (EBT), xuất phát từ hàm sản xuất Cobb - Douglas EBTi = B.∑Xic + ui
Trong đó, X là giá trị các biến đầu vào, đầu ra của NHTM. Tuy nhiên, có sự khác biệt đôi chút so với hàm doanh thu. Khi xây dựng hàm lợi nhuận chúng ta muốn đánh giá chi tiết hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của NHTM, nên chúng ta đưa thêm các biến Tổng tài sản (TTS), Vốn chủ sở hữu (VCSH), các biến đầu ra, và hai biến là chi phí của tiền gửi khách hàng (Giá vốn hàng bán/Tiền gửi khách hàng – GVHBB) và doanh thu của cho vay khách hàng (Doanh thu thuần/Cho vay khách hàng – DTB). Chuyển hàm Cobb – Douglas sang dạng log:
LnEBTi = Ln(B) + a1LnTSCĐi + a2LnTTSi + a3LnVCSHi + a4LnTGKHi + a5LnGTCGi + b1LnCVKHi + b2LnDTTCDHi + b3LnTGCVTCTDi + c1LnGVHBBi+ c2LnDTBi + Lnui
Trong mơ hình này, biến phụ thuộc là Lợi nhuận trước thuế của NHTM, các biến độc lập bao gồm biến đầu vào và biến đầu ra của NHTM, bao gồm:
- Biến đầu vào: Tài sản cố định (TSCĐ), Tiền gửi khách hàng (TGKH), Phát hành giấy tờ có giá (GTCG) Tổng tài sản (TTS): như đã phân tích mơ hình 1, tổng tài sản của NHTM có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của NHTM, khi tài sản có chất lượng tốt và được sử dụng hiệu quả sẽ làm gia tăng lợi nhuận của NHTM. Tài sản gia tăng, quy mô NHTM tăng, đóng góp của tổng tài sản vào tổng chi phí
Lợi nhuận Doanh thu
Chi phí Biến đầu vào
cũng sẽ tăng lên. Do để đánh giá hiệu quả khi tổng tài sản tăng lên chúng ta đưa biến vào mơ hình chi phí để xem xét đóng góp của tổng tài sản vào tổng chi phí của NHTM. Chúng ta thêm vào hai biến thể hiện quy mô của NHTM nữa là biến Tổng tài sản và biến Vốn chủ sở hữu.
- Vốn chủ sở hữu (VCSH): thể hiện năng lực tài chính của NHTM. Khi VCSH cao hơn sẽ có những tác động trong tổng chi phí của NHTM theo quy mơ. Nếu VCSH tăng lên mà tổng chi phí tăng với tốc độ nhỏ hơn thì NHTM hoạt động có hiệu quả theo quy mơ.
- Giá vốn hàng bán/Tiền gửi khách hàng (GVHBB): tính tốn chi phí trả lãi cho một đồng tiền gửi của khách hàng.
Ngoài các biến đầu vào của NHTM, mơ hình cịn đưa vào các biến đầu ra và giá cả của biến đầu ra:
- Cho vay khách hàng (CVKH): tổng chi phí của NHTM chi trả cho các nguồn vốn đầu vào là để cấp tín dụng cho khách hàng là chính. Do đó để đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu vào chúng ta đưa biến CVKH vào để xem cho vay khách hàng sử dụng chi phí có hiệu quả khơng.
- Đầu tư tài chính dài hạn (DTTCDH): Tương tự cho vay khách hàng, biến DTTCDH giúp đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của NHTM đối với hoạt động đầu tư tài chính dài hạn. Hoạt động này vừa giúp đem lại doanh thu và lợi nhuận cho NHTM vừa giúp tạo ra tấm đệm để phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Khi cần thiết NHTM có thể thanh lý các khoản đầu tư tài chính nhanh chóng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống.
- Tiền gửi và cho vay với các tổ chức tín dụng khác (TGCVTCTD): tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là những khoản tiền gửi có thu nhập thấp, do đó xét về tính hiệu quả sẽ khơng hiệu quả bằng các khoản mục khác. Do đó, chúng ta đưa biến này để đánh giá tính hiệu quả trong các khoản tài sản có thanh khoản cao được NHTM giữ để bảo đảm tính thanh khoản.
- Doanh thu thuần/Cho vay khách hàng (DTB): thể hiện doanh thu lãi từ một đơn vị cho vay khách hàng.
3.5.1. Kết quả kiểm định:
Dựa trên mơ hình đã xây dựng và bộ dữ liệu thu thập được tác giá hồi quy mơ hình bằng phần mềm Eviews với các số liệu được lấy đến đơn vị triệu Việt Nam đồng (VND) lần lượt cho:
- Cả 6 ngân hàng cho cả giai đoạn 2009 – 2011 - Cả 6 ngân hàng cho từng năm 2009, 2010, 2011
- Sau đó tách riêng Vietinbank29 và Vietcombank30 thành một nhóm và 4 ngân hàng cịn lại là một nhóm (vì Vietinbank và Vietcombank là những NHTM nhà nước, còn 4 NHTM còn lại là những NHTM cổ phần tư nhân, nên chúng ta kiểm định xem hiệu quả của 2 nhóm ngân hàng này có sự khác biệt khơng)
3.5.1.1. Kết quả mơ hình theo doanh thu:
Với mơ hình có Tổng doanh thu là biến phụ thuộc, có ba biến độc lập là Tài sản cố định, tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, đều là những đầu vào cho q trình hoạt động của NHTM kết quả được tóm tắt cụ thể31:
Bảng 3.4: Kết quả mơ hình doanh thu cho cả 6 NHTM (mơ hình 1.1):
All banks Coefficient t-Statistic Prob. R-squared 0.865835
C -4.612661 -3.755172 0.0004 Adjusted R 0.859916
LOG(TSCD) 0.344334 3.970094 0.0002 F-statistic 146.2795
LOG(TGKH) 0.784678 13.43382 0.0000 Prob(F-statistic) 0.0000 LOG(GTCG) 0.027663 2.391298 0.0196 Tổng hệ số a1 + a2 + a3 1.156675
Nguồn: Từ kết quả hồi quy
Mơ hình doanh thu của cả 6 NHTM có ý nghĩa thống kê cao (Pro(F-statistic) = 0.0000), các biến độc lập log(TSCD), log(TGKH) và log(GTCG) đều có ý nghĩa thống kê (p-value < 0.05), mức R-điều chỉnh đạt 85.99% thể hiện khả năng giải thích cao của mơ hình. Trong ba yếu tố thì TGKH có tác động mạnh nhất, hệ số hồi quy của Log(TGKH) = 0.784678 cho thấy khi Tiền gửi khách hàng tăng thêm 1% thì Doanh thu của ngân hàng tăng thêm 0.784678%. Tổng các hệ số của cả ba biến độc lập đạt 1.156675
29 Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 30 Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
cho ý nghĩa: khi các yếu tố đầu vào (bao gồm: Tài sản cố định, Tiền gửi khách hàng, Giấy tờ có giá) tăng lên thêm 1% thì tổng doanh thu tăng thêm 1.156675%, cho thấy các NHTM có doanh thu tăng lên cao hơn so với các yếu tố đầu vào. Với kết quả mơ hình thu được cho biến độc lập là Doanh thu, với số liệu trong thời gian khảo sát (từ năm 2009 – 2011) cho 6 NHTM thì mơ hình cho thấy các NHTM có hiệu quả theo quy mô. Để xem xét kỹ hơn, tác giả sử dụng mơ hình doanh thu cho 6 NHTM trên và áp dụng cho từng năm 2009, 2010 và 2011 cho kết quả.
Bảng 3.5: Kết quả Mơ hình doanh thu cho cả 6 NHTM năm 2009 (mơ hình 1.2):
Năm 2009 Coefficient t-Statistic Prob. R-squared 0.971842
C -3.715871 -3.28992 0.004 Adjusted R 0.967618
LOG(TSCD) 0.19567 2.516883 0.021 F-statistic 230.0887
LOG(TGKH) 0.860515 14.55193 0.000 Prob(F-statistic) 0.0000 LOG(GTCG) -0.002755 -0.33562 0.741 Tổng hệ số a1 + a2 + a3 1.05343