Giải pháp cho các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 108 - 111)

4. Chương 4: GIẢI PHÁ P KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

4.2. Giải pháp cho các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động:

Kết quả mơ hình đã chỉ rõ rằng các NHTM trong giai đoạn 20009 – 2011 khi mở rộng quy mơ hoạt động đã khơng duy trì được hiệu quả cao mà cịn phải đối mặt với rủi ro. Do tính chất khác nhau của hai nhóm NHTN NN và NHTM Cổ phần nên tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp: giải pháp chung cho cả hai nhóm và giải pháp riêng cho từng nhóm.

4.2.1. Nhóm giải pháp chung cho các NHTM:

Thứ nhất, lập tức kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của mình, đánh giá

quy mơ, doanh thu, chi phí và rủi ro của từng mảng kinh doanh. Đây là bước rất quan trọng để thực thi các giải pháp tiếp theo. Bước này đòi hỏi sự trung thực, khách quan và tính kịp thời trong điều tra và tính tốn của mỗi NHTM.

Thứ hai, lập bộ phận quản lý rủi ro tách bạch so với các bộ phận còn lại trong hoạt

động cũng như các quyền lợi liên quan để kiểm soát và xử lý rủi ro. Bộ phận này nên do một phó tổng giám đốc đứng đầu, phó tổng giám đốc này phải có chun mơn về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất, tỷ giá, hoạt động và các dạng rủi ro hệ thống và rủi ro đạo đức. Đội ngũ chun viên quản trị rủi ro cần có chính sách đãi độ thích đáng về lương, thưởng và các chính sách phúc lợi khác. Đảm bảo bộ phận này sẽ hoạt động độc lập và hiệu quả.

Thứ ba, hạn chế việc mở rộng hoạt động tràn lan như thành lập chi nhánh mới, phịng

giao dịch mới nếu khơng có hiệu quả. Xử lý các chi nhánh, phịng giao dịch hoạt động kém hiệu quả (phải xử lý nghiêm khắc người đứng đầu những khu vực có vấn đề). Điều quan trọng trong những tháng cuối năm 2012 và năm 2013 là phải kiểm soát được rủi ro trong hoạt động đến mức thấp nhất.

Thứ tư, giảm bớt tỷ lệ địn bẩy tài chính để giảm rủi ro và giúp ngân hàng hoạt động

ổn định hơn, mở rộng thêm vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Huy động thêm vốn chủ sở hữu nhưng không được đẩy mạnh tổng tài sản quá mức vì sẽ gây ra chi phí rất cao (Tổng tài sản có tác động rất mạnh đến tổng chi phí).

Thứ năm, rà sốt lại các tài sản cố định, công cụ dụng cụ hiện tại của ngân hàng, có

kế hoạch sử dụng sao cho hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại tài sản này. Đề ra chính sách tiết kiệm chi phí văn phịng phẩm và các loại chi phí hoạt động mang tính chất thường xuyên để tiết kiệm chi phí, giảm áp lực lên lợi nhuận.

Thứ sáu, kiểm tra lại nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của tất cả các

nhân viên ngân hàng, có chính sách khen thưởng thích đáng cho những nhân viên tốt, những nhân viên không gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Sẵn sàng yêu cầu cơ quan công an điều tra khởi tố những nhân viên vi phạm các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng, cung cấp đầu đủ thông tin và hỗ trợ để cơ quan điều tra tiến hành dễ dàng và hiệu quả. Có như vậy mới giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro đạo đức cho ngân hàng.

4.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho từng loại hình ngân hàng:

4.2.2.1. Cho NHTM nhà nước:

Nhóm NHTM nhà nước có quy mơ lớn, hoạt động rộng và lượng khách hàng nhiều, mặc dù trong giai đoạn 2009 – 2011 từ kết quả mơ hình cho thấy hoạt động của hai ngân hàng Vietinbank và Vietcombank nhìn chung là khơng q kém, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề phải giải quyết:

- Cần tập trung vào chiều sâu hoạt động và phải giảm bớt địn bẩy tài chính cao. Đây là vấn đề quan trọng với các NHTM nhà nước. Nếu vẫn tiếp tục mở rộng quy mô để tăng lợi nhuận tuyệt đối trong khi lợi nhuận tương đối lại giảm (như VCB),

rủi ro thì tăng cao (nợ quá hạn cao) thì tương lai sẽ rất bất ổn. Vì vậy các ngân hàng này phải tự mình kiểm sốt lại quy mơ, khơng nên mở rộng trong năm 2012 và 2013 mà nên tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn vốn, chất lượng tài sản của mình.

- Vấn đề con người tại các ngân hàng nhà nước phải được quan tâm hàng đầu vì những vụ việc bị pháp luật khởi tốt hầu như đều liên quan đến các NHTM nhà nước. Tuyệt đối loại bỏ hiện tượng giúp đở cho người thân vào làm ngân hàng, lợi dụng chức vụ để lừa đảo ngân hàng, lừa đảo khách hàng…Nếu vẫn giữ nguyên văn hóa trong các ngân hàng này thì rất khó để phát triển.

- Các NHTM nhà nước nhận được lợi nhuận cao chủ yếu vì thu hút được lượng tiền gửi lớn do tính chất được nhà nước bảo hộ. Hiện nay tất các các NHTM nhà nước mặc dù tính chất vẫn là nhà nước nhưng về sở hữu thì là dạng công ty cổ phần hoặc cơng ty trách nhiệm hữu hạn, do đó nghĩa vụ của nhà nước là hữu hạn. Trong khi chất lượng dịch vụ không thể so sánh với các NHTM cổ phần, nên khả năng cạnh tranh các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao là thấp. Các NHTM nhà nước phải tập trung hơn vào chất lượng dịch vụ của mình.

- Các khoản nợ xấu, quá hạn hiện nay của nhóm NHTM nhà nước rất lớn, và khó xử lý (chủ yếu là của các DNNN), do đó phải xây dựng lộ trình và phương thức xử lý cụ thể cho từng khoản nợ, quy trách nhiệm và nghĩa vụ xử lý cụ thể cho cá nhân hoặc phòng ban.

- Sử dụng hiệu quả hơn các loại tài sản cố định của ngân hàng, giảm các khoản đầu tư tài chính mang tính rủi ro, tập trung vào các khoản đầu tư tài chính an tồn và thanh khoản.

4.2.2.2. Cho NHTM Cổ phần:

Với nhóm NHTM Cổ phần, kết quả phân tích cho thấy có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Các ngân hàng như ACB, EIB hoạt động hiệu quả và ổn định hơn các ngân hàng SHB, STB...Do đó các ngân hàng phải có chính sách cụ thể cho hoạt động của mình. Trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

- Không nên mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh, đặc biệt là danh mục tín dụng vào những ngành có rủi ro như bất động sản, chứng khoán (trường hợp STB hay HBB bị sáp nhập với SHB).

- Kiểm sốt địn bẩy tài chính ở mức hợp lý (xung quanh mức 10 lần), chấp nhận tỷ suất sinh lợi ROE thấp nhưng bảo đảm an toàn trong hoạt động trong những năm tới. Nếu hiện nay vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng thì phải có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu để có tấm đệm tốt hơn trong năm 2013.

- Tập trung mạnh hơn vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh tốn, tài chính, tư vấn.

- Liên tục duy trì khả năng thanh khoản tốt để chống các cú sốc như trường hợp ACB tháng 8/2012. Đảm bảo giảm thiệt hại tối đa khi có các sự kiện bất ngờ. Lập các kênh thơng tin trực tiếp và kịp thời trong nội bộ ngân hàng và phát ngơn chính thức ra bên ngồi để cung cấp các thơng tin chính xác và kịp thời nhất.

- Hạn chế danh mục tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán hiện nay, giảm dần tỷ trọng và thu hồi bớt các khoản nợ xấu hiện tại. - Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng, nếu những doanh nghiệp có khả năng hoạt động

lại thì có htể tiếp thêm vốn, nếu khơng thì phải đánh giá tài sản bảo đảm để có hướng xử lý thích hợp.

- Xử dụng kênh huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá hiệu quả hơn, tập trung vào các kỳ hạn dài.

Mặc dù bản thân các NHTM ln có ý thức tự mình nâng cao hiệu quả hoạt động, song cần có những chính sách thích hợp từ các cơ quan chức năng để giúp các NHTM hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)