thương mại được nghiên cứu trên thế giới:
Mơ hình Cobb – Douglas đã được nghiên cứu áp dụng trong nhiều bài nghiên cứu khác nhau trên thế giới, các nghiên cứu có những sai khác ở mỗi quốc gia và khu vực. Nhưng mục đích cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả theo quy mơ của NHTM.
1.5.1. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Châu Âu14
Hai nhà kinh tế học Laura Cavallo, Stefania P.S. Rossi thực hiện nghiên cứu về tính hiệu quả theo quy mơ của hệ thống ngân hàng Châu Âu vào năm 2000, được công bố năm 2001. Với xu thế hòa nhập làm gia tăng cạnh tranh trong hệ thống các NHTM Châu Âu những năm 1980 – 2000, điều đó dẫn đến xu thế sáp nhập – hợp nhất của các NHTM ở đây. Các NHTM nhỏ bị thâu tóm và sáp nhập vào các NHTM khác lớn hơn để cho ra kết quả một NHTM với quy mô hoạt động rộng lớn hơn. Hai nhà kinh tế học đã vận dụng mơ hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để kiểm chứng tính hiệu quả theo quy mơ của hệ thống NHTM ở đây, cụ thể hai nhà nghiên cứu đã kiểm chứng việc gia tăng tính hiệu quả trong chi phí các yếu tố đầu vào theo quy mô của các NHTM.
Trong xu thế những năm 1980 – 1990, với công nghệ ngày càng hiện đại, các hạn chế dần được dỡ bỏ trên thị trường ngân hàng, các NHTM đã dần lấn sâu hơn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó khơng chỉ cho vay trong và ngồi nước mà NHTM cịn cấp tín dụng cho bất kỳ lĩnh vực nào.
Hai tác giả dùng dữ liệu từ năm 1992 đến 1997 tại 6 quốc gia thuộc Châu Âu để kiểm nghiệm tính hiệu quả theo quy mơ. Mơ hình tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này mơ hình hàm sản xuất Cobb – Douglas và được biến đổi thành mơ hình Translog
specification 15(lấy logarit của cả hai vế của hàm sản xuất Cobb – Douglas - tạm dịch là mơ hình siêu logarit). Từ mơ hình và dữ liệu được tính tốn, hai nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận:
- Có sự gia tăng các yếu tố không hiệu quả trong hệ thống NHTM Châu Âu trong giai đoạn 1992 – 1997, đặc biệt là ở các NHTM tập trung vào các hoạt động truyền thống như cho vay thương mại, huy động vốn qua tiền gửi, cho vay cho các doanh nghiệp.
- Yếu tố hiệu quả kinh tế theo quy mô hiện hữu ở hầu hết các NHTM được kiểm chứng trong giai đoạn này. Đặc biệt các NHTM nhỏ có tính hiệu quả theo quy mơ cao hơn, cịn các NHTM lớn có tính hiệu quả khi NHTM lớn phát triển các dòng sản phẩm dịch vụ mới.
1.5.2. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Paskistan16
Tại Paskistan, nhà nghiên cứu Atsushi Limi tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của hệ thống NHTM tại nước này cho giai đoạn 1998 – 2001, giai đoạn mà hệ thống NHTM Paskistan được tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, hệ thống NHTM Paskistan đồng thời mở rộng hoạt động, chun mơ hóa vào các lĩnh vực, đa dạng hóa các hoạt động, tác giả Atsushi Limi kiểm chứng tính hiệu quả theo quy mơ của hệ thống NHTM. Mơ hình tác giả Atsushi Limi sử dụng cũng là mơ hình Translog của mơ hình Logarit giống hai tác giả Laura Cavallo và Stefania P.S. Rossi. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy:
- Hiệu quả theo quy mô tồn tại trong hệ thống NHTM của Paskistan
- Việc đa dạng hóa danh mục kinh doanh làm tăng lợi nhuận của NHTM tại Paskistan
- Trong đó, các NHTM tư nhân có tính hiệu quả theo quy mơ cao nhất, tiếp theo là các NHTM nước ngoài và NHTM nhà nước.
15 Scale and scope economies in the European banking systems - Laura Cavallo and Stefania P.S. Rossi – 2001 – trang 5
16 Banking sector reforms in Pakistan: economies of scale and scope, and cost complementarities - Atsushi Limi - 2004
1.5.3. Nghiên cứu cho hệ thống NHTM Ukraina17:
Hai tác giả Alexander Mertens, Giovanni Urga tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả theo quy mơ cho 79 NHTM ở Ukraina từ 168 NHTM của nước này trong năm 1998. Một lần nữa, mơ hình Translog phát triển từ hàm sản xuất Cobb – Douglas được áp dụng18. Kết quả nghiên cứu khẳng định:
- NHTM nhỏ có tính hiệu quả theo quy mơ cao hơn trong việc tiết kiệm chi phí, nhưng mang tính hiệu quả ít hơn trong hàm lợi nhuận
- Có sự khác biệt trong tính hiệu quả kinh tế theo quy mô giữa NHTM nhỏ và NHTM lớn, NHTM lớn khơng có tính hiệu quả theo quy mơ.
- Mức độ phát triển của trình độ cơng nghệ tại Ukraina chưa cho phép tính hiệu quả theo quy mô cao tại quốc gia này.
Xét về tổng tài sản và cho toàn bộ mẫu, khi NHTM tăng tổng tài sản thì hiệu quả hoạt động của NHTM cũng tăng theo. NHTM sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động. Nhưng dư nợ tín dụng tăng làm gia tăng rủi ro tín dụng của NHTM, còn Vốn chủ sở hữu tăng chưa chắc làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM. NHTM nào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của mình. Do đó để đánh giá tổng qt tình hình thực tế hoạt động của các NHTM Việt Nam thời gian qua, tác giả tổng hợp tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được và các số liệu sơ cấp trên báo cáo tài chính của các NHTM.
17 Efficiency, scale and scope economies in the Ukrainian banking sector in 1998 - Alexander Mertens, Giovanni Urga - 2001
18 Efficiency, scale and scope economies in the Ukrainian banking sector in 1998 - Alexander Mertens, Giovanni Urga – 2001 – trang 4
Kết luận chương 1:
Ngân hàng thương mại có nhiều hoạt động trong đó ba nhóm hoạt động chính bao gồm: huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh tốn. Khi quy mô các hoạt động tăng lên sẽ làm tăng quy mơ của NHTM nhưng khơng có nghĩa rằng hiệu quả hoạt động của NHTM cũng sẽ tăng theo quy mơ.
Để đo lường quy mơ của NHTM nhóm chỉ tiêu thường được sử dụng là tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu, trong đó chỉ tiêu tổng tài sản được sử dụng phổ biến nhất. Khi quy mô hoạt động của NHTM tăng lên, có nhiều yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của NHTM như các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh. Trong nhóm các yếu tố nội sinh được khảo sát thì các yếu tố liên quan đến ban quản lý, đến chiến lược hoạt động là một trong những yếu tố được đánh giá có tác động mạnh nhất. Các yếu tố ngoại sinh thì nhóm các yếu tố liên quan đến khủng hoảng, lãi suất…có tác động mạnh nhất.
Để đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM mơ hình thường được sử dụng nhất là mơ hình dùng hàm sản xuất Cobb – Douglas. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau như tại Châu Âu, tại Ukraina…áp dụng thành cơng mơ hình Cobb – Douglas để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM. Vì vậy việc sử dụng mơ hình này là thích hợp. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam phải áp dụng sao cho thích hợp nhất.
2. Chương 2: THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA