Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 28)

Nhƣ đã trình bày ở trên, việc phân tích theo các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình CAMELS thƣờng cho kết quả chƣa thực sự đầy đủ để đánh giá tình hình hoạt động của một TCTD khi có những u cầu cao về độ chuẩn xác, tính kịp thời tại một thời điểm nhằm đƣa ra các quyết định, đặc biệt trong giai đoạn ngành tài chính - ngân hàng nƣớc ta đang đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhƣ hiện nay, do vậy cần phải bổ sung thêm các yếu tố phi tài chính vào việc đánh giá để có cái nhìn tồn diện hơn. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại có vai trị quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động. Các nhân tố này thƣờng đƣợc chia làm hai nhóm: nhân tố bên ngồi và nhân tố bên trong. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này sẽ có ảnh hƣởng khác nhau đến hoạt động của chính ngân hàng thƣơng mại đó.

1.3.1 Các nhân tố bên ngồi:

- Tình hình kinh tế, chính trị trong và ngồi nước

Ngân hàng là cầu nối giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, là bộ phận không thể thiếu trong việc điều tiết lƣu lƣợng vốn của nền kinh tế,… do đó những yếu tố phản ánh tình hình kinh tế trong và ngồi nƣớc sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Trong môi trƣờng kinh tế không ổn định, các ngân hàng phải đối phó

với những loại rủi ro tiềm tàng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối… Ngƣợc lại khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, năng lực tài chính của các doanh nghiệp đƣợc đảm bảo hơn, cùng với nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thƣơng mại sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động của mình trong tất cả các lĩnh vực cho vay, đầu tƣ, huy động...

Đồng thời sự phát triển mạnh của thị trƣờng tài chính nhƣ các cơng ty chứng khốn, các cơng ty bảo hiểm…cũng góp phần hỗ trợ cho sự tăng trƣởng của ngành ngân hàng thông qua việc thu hút nhiều nguồn lực tài chính vào nền kinh tế, mức độ cạnh tranh gia tăng, buộc các ngân hàng phải ngày càng đa dạng các sản phẩm dịch vụ để đạt đƣợc lợi thế trong kinh doanh.

Ngồi ra do q trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cũng khơng thể tránh khỏi sự ảnh hƣởng khi có sự biến động của nền kinh tế chính trị thế giới, nhất là những nƣớc có đầu tƣ tài chính, mua bán hàng hóa với Việt Nam.

- Mơi trường pháp lý

Các NHTM hoạt động phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và đƣợc xem là trung gian để NHNN điều tiết nền kinh tế. Chính phủ và NHNN thƣờng sử dụng công cụ lãi suất để nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh chỉ số lạm phát. Vì vậy các ngân hàng cũng thƣờng xuyên phải đối diện với rủi ro về lãi suất do tác động của lạm phát và các chính sách mà NHNN đƣa ra.

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của các tầng lớp dân cư

Dịch vụ ngân hàng mỗi nƣớc, mỗi khu vực có sự khác nhau rõ rệt do nhu cầu của các tầng lớp dân cƣ ở đó. Tại các thành phố lớn, cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa, số lƣợng doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tăng theo và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng gay gắt hơn. Thu nhập bình quân cao, trình độ dân trí tăng, hoạt động hội nhập quốc tế phát triển, phát sinh thêm nhiều nhu cầu về tài chính trong các tầng lớp dân cƣ, do đó các ngân hàng càng có cơ hội tăng nguồn thu của mình từ việc cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng mong muốn của khách hàng.

1.3.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại

Dƣới những góc nhìn khác nhau sẽ có nhiều nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, do đặc trƣng của ngành ngân hàng là cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính – tiền tệ, cho nên luận văn sẽ xem xét những nhân tố chính nhƣ sau:

- Năng lực tài chính của ngân hàng

Thƣờng đƣợc biểu hiện trƣớc hết qua việc gia tăng nguồn vốn tự có, tiềm lực về vốn tự có sẽ ảnh hƣởng đến quy mô hoạt động của ngân hàng nhƣ khả năng huy động, cho vay, đầu tƣ tài chính...

Ngồi ra, với các ngân hàng thƣơng mại quy mô lớn, mạng lƣới bao phủ rộng khắp cũng sẽ có lợi thế hơn hẳn so với ngân hàng nhỏ. Do tâm lý của khách hàng cần sự an toàn cao, nên họ tin tƣởng vào các ngân hàng lớn, với các sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Trình độ khoa học cơng nghệ cũng là một trong những yếu tố thể hiện tiềm lực tài chính, tạo nên đƣợc những điểm khác biệt giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau trong hoạt động kinh doanh. Cơng nghệ góp phần rất lớn trong việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ chuyên biệt với những tiện ích nổi trội.

- Khả năng quản lý điều hành và chất lượng nguồn nhân lực

Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với nhiều loại rủi ro và đặc biệt trong môi trƣờng hội nhập kinh tế tồn cầu hiện nay, các ngân hàng đều có những lợi thế tƣơng đồng trong việc nâng cao trình độ cơng nghệ, phát triển mạng lƣới, quảng cáo sản phẩm, vai trò của nhà quản trị càng đƣợc đề cao, với yêu cầu đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc phát triển đúng đắn, mang lại hiệu quả và an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Những nhà quản lý giỏi sẽ giúp ngân hàng kiểm soát đƣợc tất cả rủi ro và tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ mơi trƣờng rủi ro đó.

Ngồi ra nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố then chốt làm nên hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng. Những thứ do con ngƣời tạo ra nhƣ môi trƣờng làm việc, khả năng nắm bắt vấn đề, sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp...có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng.

- Chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Phát triển sản phẩm dịch vụ mới, không ngừng nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Yêu cầu này đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt đƣợc các cơ hội thị trƣờng trong khi các đối thủ khác chƣa bắt kịp nhằm tạo đƣợc lợi thế dẫn đầu trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt.

- Chất lượng phục vụ của nhân viên, sự tiện lợi khi giao dịch

Trong bối cảnh số lƣợng ngân hàng Việt Nam phát triển nhiều nhƣ hiện nay, theo quan điểm của phần lớn khách hàng, ngƣời trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì nhân tố quan trọng để đánh giá một ngân hàng tốt là ở chất lƣợng dịch vụ, thể hiện trong những tiện ích mà sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại, phong cách phục vụ của nhân viên, tạo ra sự tiện lợi và thoải mái cho khách hàng khi giao dịch. Trong các yếu tố hình thành nên chất lƣợng dịch vụ hoàn hảo, yếu tố con ngƣời vẫn là quan trọng nhất. Mọi cử chỉ, tác phong, hành động của nhân viên ngân hàng đều nằm trong mắt khách hàng và thực tế khách hàng thƣờng đánh giá ngân hàng qua nhân viên của ngân hàng đó. Vì vậy các ngân hàng phải tìm cách biến mỗi nhân viên nghiệp vụ của mình thành một thế mạnh thực sự của ngân hàng.

1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng dụng mơ hình CAMELS vào đánh giá hoạt động NHTM

Theo các chuyên gia tài chính hàng đầu, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng rủi ro theo tiêu chuẩn CAMELS khơng chỉ hữu ích với thanh tra NHNN mà cịn là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro rất tích cực đối với các NHTM. Thơng qua các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình CAMELS có thể đánh giá một cách tồn diện tình hình hoạt động của NHTM để từ đó tìm ra biện pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các thơng tin trong báo cáo tài chính để đo mức độ an tồn, khả năng sinh lời và thanh khoản của một TCTD thì sẽ làm giảm khả năng dự báo của mơ hình CAMELS, dẫn chứng với hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng lớn nhƣ Lehman Brothers, Washington Mutual trong năm 2008. Từ thực tế trên, NHNN của nhiều nƣớc

đã tìm cách điều chỉnh hệ thống đánh giá các TCTD trên cơ sở mơ hình CAMELS bằng cách bổ sung thêm các yếu tố phi tài chính vào việc phân tích.

Điển hình là Trung Quốc đã hồn thành việc triển khai áp dụng phƣơng pháp quản trị rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ theo nguyên tắc CAMELS trong toàn hệ thống ngân hàng từ cuối năm 2010. Mỗi chỉ tiêu trong CAMELS gồm các chỉ số đánh giá định lƣợng và định tính với những mức điểm khác nhau (trừ S khơng đƣợc đề cập và M có các bộ chỉ số đo lƣờng khác). Các chỉ số định lƣợng chiếm 60/100 trong tổng điểm của mỗi chỉ tiêu. Các chỉ số định tính đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích xu hƣớng thay đổi, ảnh hƣởng của các yếu tố khác, và thực tế công tác quản lý, giám sát đối với từng chỉ tiêu.

Ví dụ, với chỉ tiêu “chất lƣợng tài sản”, các chỉ số định tính đƣợc NHNN Trung Quốc sử dụng: Chiều hướng thay đổi đối với các tài sản có vấn đề và những tác

động (5 điểm), Tỷ lệ tập trung tín dụng vào một lĩnh vực và tác động của nó (5 điểm), Quy trình, hệ thống và hiệu quả của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng (10 điểm), Mức độ hồn thiện và hiệu quả của hệ thống phân loại rủi ro tín dụng (10 điểm), Hiện trạng cho vay có bảo lãnh, cho vay thế chấp và công tác quản lý chung (5 điểm), Thực tế công tác quản lý rủi ro đối với tài sản phi tín dụng (5 điểm).

Việc ứng dụng mơ hình CAMELS có bổ sung thêm các yếu tố phi tài chính nhƣ trên đã giúp cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc giảm đƣợc những ảnh hƣởng của khủng hoảng tồn cầu, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ và hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính, lợi nhuận ngành ngân hàng Trung Quốc năm 2011 tăng 39% so với 2010, trong đó "bộ tứ" NHTM lớn nhất Trung Quốc chiếm gần 30% tổng lợi nhuận ngành ngân hàng thế giới, so với mức 4% vào năm 2007, duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu < 1%, hệ số CAR đạt 12.2% trong năm 2012. Xếp hạng thƣờng niên của tạp chí The Banker cho thấy, các ngân hàng Trung Quốc đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần giữa lúc các đối thủ Châu Âu chật vật vì khủng hoảng nợ (nguồn tham khảo: www.vinacorp.vn)

Tại Việt Nam, từ năm 2008 đã áp dụng quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN trong việc xếp hạng các NHTM theo mơ hình CAMELS với 4 chỉ tiêu định lƣợng và 1 chỉ tiêu định tính duy nhất (năng lực quản lý). Đối với các TCTD nƣớc ta, ngoài điểm yếu

trọng tâm là thiếu vốn của những năm 2007, 2008 nằm trong dự báo của mơ hình CAMELS, thì các vấn đề nổi cộm nằm ở nợ xấu gia tăng, sự mất cân đối trong cơ cấu tín dụng và tập trung quá nhiều trong lĩnh vực bất động sản đã không đƣợc mô hình CAMELS phản ánh, dẫn tới trong năm 2010 - 2011 nhiều tổ chức rơi vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng, kết quả cuối năm 2011, một số ngân hàng phải sáp nhập (ba ngân hàng Đệ Nhất, TMCP Sài Gịn và Tín Nghĩa đã hợp nhất) và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu sức ép tái cấu trúc lại để phù hợp với xu hƣớng hiện tại. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần áp dụng mơ hình CAMELS để phân tích thì bức tranh đầy đủ về “sức khỏe” các TCTD sẽ khơng thực sự đƣợc rõ nét.

Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị rủi ro Việt Nam là phải nghiên cứu để tìm ra các yếu tố phi tài chính bổ sung vào việc xây dựng một mơ hình CAMELS phù hợp với Việt Nam, cụ thể nhƣ trong việc đánh giá chỉ tiêu về mức độ an tồn vốn, ngồi việc tính tốn hệ số CAR, có thể xem xét thêm về tính hợp lý và tính bền vững của cơ cấu nguồn vốn thông qua chiến lƣợc huy động vốn, cùng thông tin về những biến động các nguồn vốn lớn của ngân hàng,...góp phần đánh giá toàn diện rủi ro, nguồn lực và đƣa ra đƣợc cảnh báo xu hƣớng rủi ro trong tƣơng lai cho từng ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát được các lĩnh vực hoạt động chính của NHTM, đưa ra phương pháp đánh giá hoạt động của ngân hàng theo các chỉ số tài chính trong mơ hình CAMELS và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại, tham khảo kinh nghiệm hồn thiện mơ hình CAMELS của Trung Quốc, làm cơ sở để phân tích thực trạng và đánh giá toàn diện nhất hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong chương hai.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QN ĐỘI THEO MƠ HÌNH CAMELS

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân Đội 2.1.1 Sơ lược quá trình ra đời và phát triển 2.1.1 Sơ lược quá trình ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 11 năm 1994 theo giấy phép số 0054/NH-GP do thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 14/9/1994 và quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, với định hƣớng chủ yếu trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phịng. Cổ đơng sáng lập chủ yếu là các tổng công ty, công ty và nhà máy thuộc Bộ Quốc Phòng.

BIỂU ĐỒ 2.1: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA MB NGÀY 30/09/2012

Trải qua hơn 17 năm hoạt động, MB phát triển ngày càng lớn mạnh, nâng số vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng, với 176 chi nhánh và phòng giao dịch, 2 chi nhánh ở nƣớc ngồi, 5 cơng ty con hoạt động hiệu quả, từng bƣớc khẳng định là các thƣơng hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn) và bất động sản tại Việt Nam. Tổng số cán bộ nhân viên tính đến ngày 30/6/2012 là 5.494 ngƣời. Bên cạnh đó, MB đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế với gần 800 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trƣờng mới bên cạnh thị trƣờng truyền thống ban đầu (các doanh nghiệp quốc phòng), hƣớng tới một ngân hàng thân thiện là bạn đồng hành của mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cƣ.

9.79 15 9.41 5.29 8.39 4.58 47.54

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng VN Tập Đồn Viễn Thơng Qn Đội Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN Tổng công ty Trực Thăng VN Nhà đầu tƣ nƣớc ngồi Cơng ty Tân Cảng Sài Gòn Nhà đầu tƣ trong nƣớc

Ngày 1/11/2011, cổ phiếu MBB chính thức niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong bối cảnh thị trƣờng khó khăn, góp phần làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, tăng cƣờng sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. MB luôn khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng và vinh dự đƣợc NHNN Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia xếp hạng là 01 trong 07 tổ chức tín dụng có chất lƣợng hoạt động tốt, các chỉ tiêu tài chính tăng trƣởng ổn định, đƣợc kiểm soát chặt chẽ, an tồn, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.

2.1.2 Hoạt động của các công ty con trong tập đồn MB

Trong những năm qua, MB ln đạt tốc độ tăng trƣởng cao từ 30%-70%/năm đối với hầu hết các chỉ tiêu hoạt động. Cho đến nay, MB đã phát triển lớn mạnh trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP quân đội theo mô hình camels (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)