2.3. Thực trạng quản lý của Sở Nội vụ đối với người hoạt động không chuyên
2.3.3. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định: “Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau: được cấp tài liệu học tập, được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung, được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập”.
Trên cơ sở các văn bản quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động khơng chun trách cấp xã của Chính phủ. Hàng năm, UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng gửi Sở Nội vụ để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong đó có đối tượng là người hoạt động khơng chun trách cấp xã. Triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn lập danh sách cử cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã để tham học các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo văn bản chiêu sinh của cấp tỉnh, cấp huyện. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã là chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng các quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh, huyện tổ chức, từ đó họ được nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng cơng tác, trình độ lý luận chính trị để đáp ứng trình độ chun mơn, chính trị để giải quyết cơng việc đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải những người hoạt động không chuyên trách cấp xã nào cũng được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đối tượng này rất ít được cử tham gia học nâng cao trinh độ chun mơn (chủ yếu thực hiện việc xã hội hóa, tự túc đi học), chủ yếu là được cử tham gia các lớp đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn các nội dung liên quan đến phổ biến kiến thức chuyên mơn: y tế, chăm sóc sức khoẻ, thú y, nghiệp vụ công tác hội…
Bảng 2.13: Tổng hợp số liệu đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
ST T Thời gian Số lượng người hoạt động không chuyên trách xã
Công tác đào tạo bồi dưỡng Đào tạo BD lý luận
chính trị Quản lý nhà nước Bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, công tác hội Trun g cấp Cao đẳn g Đại học trở lên Sơ cấp Trun g cấp trở lên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Năm 2018 2873 149 93 158 200 236 15 89 2 Năm 2019 2861 120 37 135 276 160 20 82 3 Năm 2020 2220 123 42 163 100 88 33 77 Tổng số 392 172 456 576 484 68 248
Nguồn: Phịng Xây dựng chính quyền và CTTN, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã cấp xã giai đoạn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn toàn tỉnh: 2396 lượt người. Trong đó:
+ Về chun mơn: 1020 người, trong đó Đại học: 456 người; Cao đẳng: 172 người; Trung cấp: 392 người.
+ Lý luận chính trị: 1060 người, trong đó: Trung cấp trở lên: 484 người; Sơ cấp: 576 người.
+ Quản lý nhà nước: 68 người. + Bồi dưỡng khác: 248 người.
Một số xã, phường, thị trấn công tác quản lý quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng người hoạt động không chuyên trách sau khi tốt nghiệp dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Việc chọn ngành đi học là do người hoạt động không chuyên trách tự chọn, dẫn đến một số ngành đào tạo quá nhiều như luật,…trong khi các ngành khác như hành chính, kinh tế thì rất ít đối tượng đi học.
Bảng 2.14: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã
T
T Nội dung
Đánh giá (%)
ĐTB
1 2 3 4
1 Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 8.6 22.1 19.1 50.2 3.11 2 Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 4.4 16.8 30.7 48.1 3.23 3
Trang thiết bị cần thiết phục vụ đáp ứng yêu cầu trong khâu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
4.3 22.2 25.3 48.2 3.17
Trung bình 3.17
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.14 cho thấy công tác đào tạo người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La “Đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng được thực tiễn phát triển của địa phương (ĐTB = 3.17; 3,25 ≤ ĐTB ≤ 4) điều này đã phản ánh đúng thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh Sơn La đối với người hoạt động khơng chun trách cấp xã nói riêng và cán bộ, cơng chức nói chung.
- Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã vẫn còn thấp, do hạn chế của cơ sở đào tạo, chậm đổi mới nội dung và chương trình, chưa kịp thời cập nhật những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra; nội dung đào tạo, bồi dưỡng cịn nặng về hình thức, mang tính lý luận chung, chưa có nội dung phù hợp với từng đối tượng; phương pháp giảng dạy cịn nặng về thuyết trình, việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực đối với người học cịn hạn chế; điều đó làm cho người hoạt động không chuyên trách lúng túng trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động triển khai công việc.
- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là rất lớn để giải quyết vấn đề đó họ phải tự đi học tại nhiều cơ sở đào tạo có cơ sở vật chất cịn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ giảng dạy cịn mỏng. Do đó, chất lượng đào tạo không cao, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của người hoạt động khơng chun trách cấp xã. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này thì cần chú trọng hơn nữa cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giúp đội ngũ này có đủ năng lực thực hiện các cơng việc đặc thù được giao.