3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Nội vụ đối với người hoạt động không
3.2.2. Nhóm các giải pháp khác
Thứ nhất, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phịng, máy móc thiết bị làm việc; nâng cao trình độ năng lực tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của cơng chức phụ trách lĩnh vực về người hoạt động không chuyên trách.
Thứ hai, cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến những người hoạt động không chuyên trách cấp xã nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế để nhanh chóng khắc phục; cũng như kịp thời giải đáp các vướng mắc của cấp xã trong q trình thực hiện chính sách, từ đó chủ động giải quyết hoặc tổng hợp đề xuất, kiến nghị cấp trên giải quyết; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người hoạt động khơng chun trách để kịp thời phát hiện chấn chỉnh những việc làm sai liên quan đến chế độ tại cơ sở.
Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác quản lý người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Các cơ quan nhà nước phải
tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí, tuyên truyền giáo dục pháp luật để nhân dân thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong tham gia quản lý nhà nước, nhận thức đúng về vị trí vai trị của quản lý đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã đồng thời cũng là địi hỏi với chính đội ngũ này. Người hoạt động không chuyên trách cấp
xã phải nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về trách nhiệm của mình trước nhân dân, từ đó phải khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhất là phẩm chất đạo đức, lối sống để đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quy trình quản lý người hoạt động không chuyên trách cấp xã (Sở, ngành, các huyện, thành phố), cụ thể:
(1) Sở Nội vụ: Tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc quản lý người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định số lượng, chức danh, các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Phối hợp với cơ quan, đơn vị kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.; Hướng dẫn một số thủ tục, biểu mẫu trong quy trình tuyển chọn; việc bố trí kiêm nhiệm, thực hiện chế độ chính sách; việc lập và quản lý hồ sơ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách, công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh; Thực hiện báo cáo, thống kê định kỳ hoặc đột xuất về số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh.
(2) Sở Tài chính: Tham mưu phân bổ kinh phí, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người hoạt động khơng chun trách ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
(3) UBND cấp huyện: Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định; Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã xây dựng quy chế làm việc của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; việc thực hiện các chế độ, chính sách; nhận xét, đánh giá, phân loại; khen thưởng, kỷ luật; lập và quản lý hồ sơ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Định kỳ hằng năm và đột xuất tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn.
(4) UBND cấp xã: Xây dựng quy chế làm việc của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; lập và quản lý hồ sơ, trực tiếp quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt chuẩn theo chức danh và chức danh được quy hoạch theo quy định; Định kỳ hằng năm và đột xuất tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn; Thực hiện công tác tuyển chọn, bố trí cơng tác người hoạt động khơng chuyên trách ở cấp xã theo quy định; Quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo thẩm quyền; Giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
(5) Người đúng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở cấp xã: Phối hợp với Chủ tịch UBND cấp xã trong việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách, đánh giá, phân loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc tổ chức theo đúng quy định và Điều lệ.