1.2. Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực
1.2.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, tăng trưởng là sự gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mơ, cịn phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng và biến đổi về mặt chất lượng; phát triển được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên. Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn; “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong điều kiện
của Việt Nam, đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, đối với phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, cần quan tâm nhiều đến sự biến đổi về chất chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về lượng.
Trên cơ sở đó có thể hiểu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực bao
gồm cả sự phát triển theo chiều rộng, kèm theo đó là phát triển theo chiều sâu. Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực theo chiều rộng: Là sự tập trung nguồn lực vào việc mở rộng qui mô sản xuất, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng sản phẩm được sản xuất ra thị trường, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực.
Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực theo chiều sâu: là tạo sự thay đổi trong chất lượng của sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và thu được giá trị gia tăng lớn hơn bên cạnh đó đảm bảo thực hiện hài hồ việc bảo vệ mơi trường và an sinh xã hội.
1.2.1.2. Mục tiêu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực
Xác định đúng sản phẩm chủ lực là cơ sở để tập trung nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển một cách có trọng tâm, trọng điểm và theo chiều sâu trên cơ sở lợi thế so sánh, khơng dàn trải làm lãng phí vốn đầu tư. Qua đó, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho từng loại sản phẩm và qua đó tạo mơi trường thuận lợi cho sản xuất phát triển, đảm bảo cho những sản phẩm được chọn có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô đối với sản phẩm nông,
lâm nghiệp chủ lực.
Thứ hai, nâng cao giá trị gia tăng cho phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp
phẩm nơng sản chủ lực nói riêng là tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên, liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong đó người nơng dân ln đơn độc trong khâu sản xuất của mình. Nơng dân chỉ biết sản xuất ra để bán cho thương lái, họ cũng chỉ nghe và làm theo thương lái, thương lái quyết định giá mua cao - thấp. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp xuất khẩu lại chỉ lo thu gom ngun liệu khi vào mùa vụ và tính tốn giá xuất khẩu sao cho có lợi nhuận chứ khơng quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu và đảm bảo lợi ích cho người nơng dân. Bên cạnh đó, sản xuất nơng sản nói chung và một số nơng sản chủ lực chủ yếu là sản xuất, chế biến nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng hàng hóa nơng sản tinh chế, thay vì sản xuất sản phẩm thơ vẫn cịn đang là bài tốn cần sớm có lời giải đối với các nhà quản lý. Thực tế cho thấy, giá trị gia tăng trong sản xuất hàng hóa nói chung và sản xuất hàng nơng sản chủ lực nói riêng của Việt Nam hiện vẫn cịn rất thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc nâng cao giá trị gia tăng không chỉ giúp cho hàng nông sản cải thiện được tỷ trọng trong chuỗi giá trị nơng sản tồn cầu mà cịn đem lại lợi ích và hiệu quả tác động tích cực nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam, giúp tăng thu nhập cho đất nước, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông sản của Việt Nam, cải thiện thu nhập cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng nơng sản, hình thành một nền nông nghiệp sản xuất lớn, bền vững của Việt Nam mà ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề bất ổn thị trường, giới hạn nguồn cung khi mà quỹ đất cho phát triển nông nghiệp đang ngày càng hạn hẹp do dân số ngày càng tăng, quá trình CNH, HĐH và mức độ đơ thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển sản xuất hàng nơng sản và có thể khai thác để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, tham gia sâu hơn trong các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng nơng sản ở quy mơ tồn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối thành phẩm tồn cầu, xây dựng thương hiệu cho nơng sản của Việt Nam trên trường quốc tế...
Thứ ba, phát triển sản phẩm nông sản chủ lực đặt trong mối quan hệ hài hồ
với việc bảo vệ mơi trường: Tác động của phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực đối với môi trường được thể hiện rõ nét trong các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các hoạt động sản xuất khai thác sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn đầu vào có nguồn gốc thiên nhiên và hậu quả là làm cạn kiệt tài ngun thiên nhiên và huỷ hoại mơi trường. Do đó, vấn đề sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường như phổ biến các công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện với mơi trường, tăng chi phí làm sạch mơi trường, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển sản xuất nông sản chủ lực với bảo vệ mơi trường cũng cần tính đến nhu cầu về những sản phẩm nông sản thân thiện môi trường. Nhu cầu về các loại sản phẩm thân thiện môi trường trên thế giới ngày càng cao. Điều này bắt buộc các nhà sản xuất phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông sản chủ lực trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo tồn các loại sinh vật quý hiếm, tiết kiệm năng lượng; hạn chế ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện môi trường để vừa hạn chế ô nhiễm vừa nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu; áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện mơi trường để vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu vừa cải thiện môi trường trong nước; tạo lập cơ chế để các chi phí mơi trường được chấp nhận từ phía nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng nông sản.
Thứ tư, phát triển sản phẩm nông sản chủ lực đảm bảo vấn đề an sinh, xã hội:
góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Ở những quốc gia đang phát triển, nơi mà lao động thủ công và nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, phát triển các ngành chủ lực dựa vào tài nguyên và lao động rẻ tạo việc làm cho một bộ phận lớn dân cư, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng trưởng phát triển sản phẩm nơng nghiệp góp phần vào xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Phát triển sản xuất nơng sản chủ lực đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ tổ chức và quản lý. Phát triển
sản xuất nơng sản chủ lực cịn tác động đến các yếu tố như văn hóa, chính trị; có thể thay đổi văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa hoặc làm giảm các giá trị đó.