Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 90)

Thứ nhất, hồn thiện quản lý phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Cần thiết phải bổ sung số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên phải là cán bộ có trình độ chun mơn đúng u cầu; có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trở lên vào có độ tuổi tập trung chủ yếu dưới 30 tuổi.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý tổ chức sản phẩm sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sản xuất theo chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã nơng nghiệp, xây dựng các mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới để hợp tác xã thực sự đóng vai trị là cầu nối liên kết giữa các thành phần tham gia hoạt động chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế phù hợp với từng ngành hàng, từng sản phẩm.

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Tạo cơ

chế hình thành các tổ chức dịch vụ bao gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ đầu ra về tiêu thụ sản phẩm;

Thứ hai, tăng cường nguồn kinh phí từ NSNN cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn.

UBND huyện Tân Sơn cần phải có những giải pháp để thu hút được nguồn kinh phí ngồi NSNN để hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện đặc biệt là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Theo đó, UBND huyện Tân Sơn cần:

Để đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp,UBND tỉnh Tân Sơn cần chỉ đạo ngành nơng nghiệp và chính quyền các địa phương hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi tham gia đầu tư liên kết sản xuất nơng nghiệp; tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai theo nhiều hình thức để thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

UBND huyện Tân Sơn cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại nông sản; tham gia các hội chợ do các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức nước ngoài tổ chức; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an tồn. Thơng qua các hoạt động này, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác,... gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo khách hàng các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh.

UBND huyện Tân Sơn cần ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt cho doanh nghiệp, HTX liên kết với hộ gia đình, cá nhân để sản xuất và bao tiêu sản phẩm các cây trồng.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 90)