1.2. Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện
1.2.2. Nội dung phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện
bàn huyện
1.2.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
Theo Nguyễn Hữu Ngữ (2012), quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp là sự bố trí, sắp xếp và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý của sử dụng đất nông nghiệp. Bao gồm: phân bổ quỹ đất nông nghiệp trong một vùng lãnh thổ nhất định và các mục đích sản xuất nơng nghiệp phù hợp với tính chất tự nhiên, đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thuỷ văn,..., tạo ra định hướng cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau đáp ứng yêu cầu về lợi ích kinh tế - xã hội - mơi trường của lãnh thổ. Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng.
Quy hoạch phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực là việc phân bổ quỹ đất nông nghiệp trong một vùng lãnh thổ để thực hiện sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Quy hoạch phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực thường được xây dựng trong một giai đoạn nhất định. Quy hoạch phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực là rất quan trọng để có định hướng khơng gian cụ thể được phát triển. Thông thường quy hoạch phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện do UBND huyện xây dựng, căn cứ trên quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện và quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp của tồn tỉnh.
Kế hoạch phát triển là một công cụ định hướng và triển khai thực hiện chiến lược và qui hoạch phát triển, nó xác định hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần đạt được trong một thời kì nhất định (gọi là kì kế hoạch) và các giải pháp, các cơ chế chính sách cần thiết thực hiện. Kế hoạch phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực là rất quan trọng để phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Một bản kế hoạch phải bám sát với quy hoạch phát triển sản
phẩm nơng nghiệp. Bên cạnh đó, kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, khả thi và phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
1.2.2.2. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực
Để phát triển các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực của địa phương thì các cấp chính quyền đóng một vai trị rất quan trọng thơng qua các chính sách hỗ trợ phát triển. Các chính sách hỗ trợ phát triển sẽ khuyến khích, thúc đẩy người dân mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, giúp cho người dân thuận hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm nơng nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ cũng giúp cho người dân trên địa phương dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào, mở rộng thị trường đầu ra. Từ đó, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện có thể bao gồm: Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản phẩm nơng nghiệp; Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn; Chính sách hỗ trợ p dụng Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt; Chính sách ưu đãi về vốn vay đối với các hộ nông dân thực hiện sản xuất sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực; Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nơng thơn…
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực
Việc ban hành các chính sách hỗ trợ mới phát triển sản phẩm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở dưới dạng văn bản. Việc đưa các chính sách hỗ trợ vào thực hiện triển khai thực tế là rất quan trọng, quyết định đến việc phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn địa phương. Các hoạt động hỗ trợ là hành động đưa các chính sách vào thực tế. Đồng thời, với các hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với người dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp trên địa bàn địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho người nông dân phát triển mở rộng quy mô và gia tăng giá trị đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực.
Các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ lực phải kể đến như các hoạt động hỗ trợ như: Hỗ trợ khuyến khích áp dụng quy trình thục hành sản xuất nơng nghiệp tốt trong nơng nghiệp trên địa bàn địa phương; Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng, sản xuất, chăn nuôi đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực; Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp – dịch vụ thành lập mới trên địa bàn; Hỗ trợ tìm kiếm, kết nối thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại.
1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của chính quyền cấp huyện
Theo Đồn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002) thì “Kiểm tra là
quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời, kiểm tra giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm cho hoạt động thực hiện đúng hướng”.
Kiểm tra, giám sát phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực của chính quyền cấp huyện được hiểu là q trình chính quyền cấp huyện xem xét, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực dựa trên các quy hoạch, kế hoạch phát triển và các cơ chế chính sách ban hành liên quan đến phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc để có những biện pháp khắc phục, đảm bảo cho hoạt động thực hiện đúng hướng.
Căn cứ theo cách tiếp cận về tần suất kiểm tra có hai hình thức: Kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra theo kế hoạch: là hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên và được phê duyệt chính quyền cấp huyện. Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra không được báo trước khi có đơn thư khiếu nại hoặc những sai phạm trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.
Nội dung kiểm tra giám sát phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của chính quyền cấp huyện được thực hiện bao gồm:
- Việc sản xuất phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch phát triển hay chưa?
- Kiểm tra thực hiện các chương trình chính sách hỗ trợ, khuyến khích đúng nội dung, đúng đối tượng hay khơng?
- Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu đã thực hiện theo đúng chính sách đề ra chưa?
- Việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng, sản xuất, chăn nuôi đối với các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực có được thực hiện đúng theo quy định hay không?
- Cơng tác hỗ trợ, tìm kiếm kết nối thị trường đã được thực hiện theo cơ chế, chính sách đề ra hay chưa?