1.2. Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện
bàn huyện
1.2.3.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền cấp huyện
- Tổ chức bộ máy phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.
Tổ chức bộ máy phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực được thể hiện qua bộ máy quản lý phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực và bộ máy quản lý sản xuất. Trong đó:
+ Bộ máy quản lý phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực thể hiện
sự phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quản lý các sản phẩm nông nghiệp và phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Một bộ máy được tổ chức khoa học, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của các cán bộ, nhân viên trong bộ máy sẽ giúp cho các chính sách hỗ trợ được triển khai, thực hiện một cách đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn và đạo đức của đội ngũ cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý: Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động của địa phương. Đây là bộ phận thực hiện, triển khai trực tiếp các chính sách quản lý, các hoạt động
hỗ trợ trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ đạo của địa phương. Nếu đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý trong bộ máy chính quyền địa phương là những người có trình độ chun mơn tốt, có đạo đức nghề nghiệp thì việc xác định được các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực chính xác, có tiềm năng phát triển. Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực một cách chi tiết, cụ thể, khả thi và bám sát với điều kiện thực tế tại địa phương. Khơng những vậy, một đội ngũ có năng lực và đạo đức sẽ giúp cho việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn một cách thuận lợi, thực hiện tốt việc kết nối thị trường đầu ra cho người dân đối với các sản phẩm nông nghiệp.
+ Bộ máy quản lý sản xuất thể hiện sự sắp xếp, phân công nhiệm vụ thực hiện tổ chức sản xuất. Bộ máy quản lý sản xuất được phân công rõ ràng, cụ thể, minh bạch sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực. Từ đó, tác động tích cực đến sự phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp trên địa bàn huyện và ngược lại.
- Nguồn vốn NSNN cho hoạt động phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực: Nguồn vốn luôn là yếu tố rất quan trọng cho mọi hoạt động phát triển, trong đó có phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực. Nguồn vốn NSNN cho hoạt động phát triển càng nhiều sẽ giúp cho chính quyền địa phương dễ dàng hơn trong việc triển khai và mở rộng các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp như hỗ trợ về lãi suất, hỗ trợ về vốn, hỗ trợ trong việc đào tạo, chuyển giao cơng nghệ cho người dân.
1.2.3.2. Các yếu tố bên ngồi
- Các yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Các yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển mở rộng quy mô đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Cụ thể, đối với tài nguyên đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng phát triển đối với các sản phẩm nơng nghiệp vì đất sẽ bị giới hạn ở một diện tích nhất định và khơng thể mở rộng được. Khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, nuôi trồng một số sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp
muốn phát triển thì các sản phẩm này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương.
- Yếu tố thị trường
Yếu tố thị trường ở đây phải kể đến là các yếu tố thị trường đầu vào như phân bón, giống, thức ăn chăn ni và các thị trường đầu ra như thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Để phát triển được sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực thì địi hỏi một thị trường đầu vào phải được cung cấp đầy đủ để đảm bảo việc mở rộng quy mô sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Nếu như thị trường đầu vào khơng thể đáp ứng được loại giống tốt, phân bón đủ về số lượng và đảm bảo về chất lương, thức ăn chăn ni bị khan hiếm thì khơng thể phát triển, mở rộng các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực. Ngồi ra, để việc sản xuất, nuôi trồng đối với các sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả cho người dân thì phải giải quyết được các yếu tố đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. Nếu các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực đầu ra đều có nơi tiêu thụ thì đây là điều kiện tiên quyết để các hộ nơng dân tiếp tục sản xuất, nuôi trồng và mở rộng các sản phẩm nông nghiệp và ngược lại.
- Yếu tố về kết cấu hạ tầng và các hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp.
Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường. Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ. Có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo đó, một kết cấu hạ tầng hiện đại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nền kinh tế địa phương nói chung và đầu
tư vào các hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Đây là điều kiện cần để phát triển mở rộng các sản phẩm chủ lực của địa phương.
Các hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp: các hoạt động này càng phong phú, đa dạng sẽ thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, phát triển đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn địa phương.
- Yếu tố khoa học công nghệ:
Yếu tố khoa học cơng nghệ có tác động trực tiếp đến khả năng ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp. Nếu khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp càng sâu rộng thì đây là điều kiện thuận lợi để gia tăng năng suất, chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của địa phương và ngược lại.
- Các yếu tố thuộc về hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia sản xuất trồng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia sản xuất trồng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vừa là đối tượng quản lý vừa đóng vai trị là chủ thể quản lý. Yếu tố này được thể hiện về số lượng và nhận thức của các hộ nơng dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia. Theo đó, số lượng các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp q đơng cũng sẽ khó khăn cho việc quản lý. Bên cạnh đó, nếu trình độ học vấn, nhận thức của các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cao thì việc thực hiện phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện sẽ thuận lợi hơn và ngược lại.
1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của một