Kinh nghiệm phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của một số

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 39)

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của mộtsố địa phương số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Ngun có tổng diện tích tự nhiên 83.942,57 ha, địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi dốc và

núi đá vôi. Trong giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn này đạt 8,6%/năm. Thu nhập trung bình đầu người trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 30,3 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 52,3 triệu đồng/người/năm (2020). Để đạt được những thành quả này là sự đóng góp rất lớn từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Các nhân tố giúp cho sự phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện là do:

Thứ nhất, về xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển. UBND

huyện Võ Nhai rất quan tâm đến việc xây dựng quy hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Việc xây dựng quy hoạch được thực hiện thường xuyên và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn của huyện. Các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện được xác định như Lúa, các loại cây ăn quả.

Thứ hai, về ban hành cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Để hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm nông,

lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện, UBND huyện đã ban hành một số cơ chế chính sách phát triển liên quan đến hỗ trợ bà con nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức với lãi suất ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển nơng nghiệp chủ lực. Chính quyền cấp huyện đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển sản

phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực như sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ, hình thành một số vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung quy mơ lớn, tạo được một số sản phẩm chủ lực có chất lượng, thương hiệu, giá trị kinh tế cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Yên Định là một huyện thuộc vùng đồng bằng bán sơn địa, tiếp giáp với vùng trung du, miền núi của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây

Bắc. Tại huyện Yên Định đã xác định các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực rất rõ ràng. Cụ thể, trong giai đoạn 2015 - 2020, huyện xác định sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của tỉnh, là: lúa gạo, rau quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường và cây thức ăn chăn ni. Tính lũy kế đến tháng 12-2020, tồn huyện đã hình thành được 17 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chủ yếu là các sản phẩm lúa gạo, thịt và trứng gia cầm, thịt lợn...Đồng thời, giao các HTX thu hút doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm chủ lực..., thì số chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực sẽ được nhân rộng, gia tăng trong thời gian tới. Để đạt được những thành quả đó trong việc phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là nhờ sự nỗ lực cố gắng trong các hoạt động từ xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Bên cạnh đó, huyện Yên Định đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Cụ thể:

Thứ nhất, về xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển. UBND

huyện thực hiện rất nghiêm túc và có đầy đủ cơ sở khoa học. Quy hoạch thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện.

Thứ hai, về ban hành cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. UBND huyện cũng đã ban hành nhiều chính

sách khuyến khích, phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực như các chính sách về vốn ưu đãi, về khoa học công nghệ, nguồn vốn, đầu ra để đảm bảo môi trường phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ lực. Để tăng cường hỗ trợ người nông dân trong phát triển các sản phẩm nông,

lâm nghiệp chủ lực, UBND huyện đã thực hiện rất nhiều các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an tồn trên địa bàn huyện (hình thành được 17 chuỗi cung ứng trong năm 2020). Tổ chức các buổi khuyến nông để hướng dẫn người dân trong việc trồng, chăn nuôi các sản phẩm nông nghiệp để

đảm bảo đúng khoa học, kỹ thuật (UBND huyện đã tổ chức trung bình 2 đợt khuyến nơng trên mỗi xã trong một năm). Đồng thời cùng với đó, UBND huyện cũng tích cực hỗ trợ bà con nơng dân trong việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 39)