Trên cơ sở bài học kinh nghiệm của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, việc phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực quan trọng nhất cần phải xác định sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực có tiềm năng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, tiến hành triển khai các hoạt động để hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của các sản phẩm chủ lực. Theo đó, các bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
Thứ nhất, về xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển. UBND
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện quy hoạch các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện thật nghiêm túc, dựa trên những căn cứ thực tiễn khoa học phù hợp. Quan trọng nhất của quy hoạch là phải xác định được sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực cần phát triển. Xác định đúng phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực làm cơ sở cho công tác quản lý, quy hoạch nông nghiệp, nông thơn; thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên điều chỉnh quy hoạch phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn tại địa phương là rất cần thiết.
Thứ hai, về ban hành cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Để hỗ trợ người dân trong việc phát triển các
sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực, thì UBND huyện cần phải ban hành được các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm nơng nghiệp bao gồm: Các chính sách hỗ trợ về tín dụng để giúp người dân chăn ni, trồng các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.
Thứ ba, về tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ lực. UBND huyện Tân Sơn cần phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ thiết thực
cho các việc phát triển sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực như: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm; Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phản ứng nhanh trước sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức, chất lượng của hàng hóa nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, mở rộng và tạo lập thị trường mới.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG, LÂM NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ