Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 85)

Trong 05 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong huyện, việc triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 đã đạt được những kết quả quan trọng. Huyện Tân Sơn được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận thốt nghèo trước 2 năm so với kế hoạch. Kinh tế có sự tăng trưởng, tốc độ tăng bình quân đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản xuất lương thực liên tiếp được mùa, an ninh lương thực được đảm bảo. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển vượt mục tiêu đề ra. Kết cấu hạ tầng cơ sở phát triển, đảm bảo phục vụ sản xuất, nhiều cơng trình quan trọng, thiết yếu được đưa vào sử dụng. Cụm công nghiệp Tân Phú hoạt động ổn định, hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển dịch vụ, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân. Thu NSNN trên địa bàn huyện hằng năm vượt dự toán giao. Tiềm năng, lợi thế về du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, đồi chè Long Cốc từng bước phát huy. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển khá tồn diện; chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn từng bước được nâng lên; cơng tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng và nâng cao; bản sắc văn hóa truyền thống của huyện được bảo tồn, phát huy; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo vượt gấp 2 lần so với Kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Cơng tác quản lý Nhà nước của chính quyền hoạt động hiệu quả; cải cách hành chính, xây dựng chính quyền đạt kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Các chỉ tiêu cụ thể đã đạt được như sau:

Thứ nhất, về kinh tế:

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người: 24,3 triệu đồng, vượt kế hoạch (Kế hoạch 24,1 triệu đồng).

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,4%; công nghiệp và xây dựng chiếm 16,4%; dịch vụ chiếm 42,2%, chuyển dịch đúng hướng, vượt kế hoạch (Kế hoạch 50,4%; 11,5%; 38,1%).

- Thu NSNN trên địa bàn huyện tăng bình quân hằng năm 20,06%, đạt kế hoạch (Kế hoạch 20% trở lên).

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 3.912 tỷ đồng, vượt kế hoạch (Kế hoạch 3.800 tỷ đồng trở lên).

- Giá trị sản phẩm thu hoạch bình qn/1ha đất canh tác và ni trồng thủy sản đạt 100,1 triệu đồng, vượt kế hoạch (Kế hoạch 87 triệu đồng).

- Tỷ lệ đường giao thơng nơng thơn được kiên cố hóa đạt 70,5%, vượt kế hoạch (Kế hoạch 64,3%).

Thứ hai, về xã hội:

- Về giáo dục đào tạo đã được sự quan tâm rất sâu sắc của UBND huyện. 100% cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có trình độ Đại học trở lên chiếm 88,2%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; tỷ lệ phịng học được kiên cố hóa đạt trên 90%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 88,9% (tăng 24,7% so với năm 2015). Điều này đã giúp cho việc nâng cao mặt bằng trình độ dân trí nói chung trên địa bàn huyện.

- Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được triển khai có hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên. Số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm trong nhiệm kỳ 5.945 người (trong đó xuất khẩu lao động đạt trên 1.000 người) tăng 41,5% so với giai đoạn 2011- 2015, góp phần nâng cao năng suất, thu nhập cho người lao động.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; vai trò của các già làng, trưởng bản,

người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 4,13%/năm, vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn được quản lý chặt chẽ và tạo điều kiện phát triển theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.3.1. Điều kiện thuận lợi

- Huyện Tân Sơn có vị trí tương đối thuận lợi, có trục đường Quốc lộ 32 chạy qua. Với vị trí nằm trên vùng giáp ranh giữa ba tỉnh n Bái, Hịa Bình và Sơn La, Tân Sơn có thế mạnh và tiềm năng phát triển trao đổi hàng hóa với các huyện trong tỉnh, cũng như các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh. Điều này giúp cho việc lưu thơng hàng hóa, sản phẩm nơng nghiệp trong đó có sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực được dễ dàng hơn. Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực của huyện.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật ni tạo điều kiện phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.

- Tiềm năng đất đai của Tân Sơn là rất lớn, đặc điểm tầng đất dày canh tác tốt, chất lượng đất tốt với diện tịch chủ yếu phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Kinh tế tăng trưởng khá tốt trong những năm vừa qua, nguồn thu ngân sách gia tăng với mức tăng trưởng tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực.

- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các công nghệ sản xuất tiên tiến…

- Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh sẽ giúp cho người dân hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác…

2.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì việc các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng tạo ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Cụ thể như sau:

- Với địa hình miền Núi cũng khiến cho việc giao thơng, giao lưu hàng hóa trong đó có các sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực sẽ khó khăn hơn.

- Diện tích đất nơng nghiệp cịn manh mún và phân tán ở khắp nơi đã ảnh hưởng tiêu cực trong q trình sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp tập trung của huyện Tân Sơn.

- Cơ sở hạ tầng của huyện Tân Sơn vẫn chưa được đầu tư đồng bộ và còn hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực của địa phương.

- Mặc dù trình độ dân trí đã được nâng cao nhưng về cơ bản thì huyện Tân Sơn vẫn là một huyện miền Núi của tỉnh Phú Thọ, trình độ dân trí cịn chưa cao, người dân vẫn giữ nhiều thói quen canh tác sản xuất sản phẩm nơng nghiệp trước đó. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến q trình ứng dụng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp vào các hoạt động sản xuất, chăn nuôi đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện.

- Thu nhập bình qn đầu người cịn thấp (Chỉ đạt 36 triệu đồng/năm vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước). Đến nay Tân Sơn vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh Phú Thọ. Kết cấu hạ tầng một số lĩnh vực còn yếu và thiếu đồng bộ. Một số khu vực, thôn bản vẫn bị cô lập, chia cắt khi mưa lũ hoặc sạt lở đất. Tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa cịn thấp trong khi suất đầu tư rất lớn. Điện phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt cho một số khu vực dân cư chưa bảo đảm.

2.2. Thực trạng phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Khái quát về các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở Nghị quyết số 05 - NQ/HU ngày 24/3/2017 của Ban thường vụ Huyện ủy về thực hiện các Chương trình sản xuất nơng, lâm nghiệp trọng điểm giai

đoạn 2017 - 2020 được ban hành; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và tình hình thực tế của huyện. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 24/4/2017 về thực hiện các Chương trình phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp trọng điểm giai đoạn 2017-2020; thực hiện lồng ghép các chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn như: Hỗ trợ chương trình nơng nghiệp trọng điểm của tỉnh (Chính sách 01); chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (30a, 135, chương trình nơng thơn mới) để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đề ra. Trong đó, các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực được xác định gồm:

2.2.1.1. Cây chè

Tân Sơn - huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, vùng quê được mệnh danh là “lãnh địa” của rừng cọ, xứ chè. Đã từ lâu, chè là cây trồng chủ đạo trong đời sống nơng nghiệp, góp phần giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế và xố đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay nghề trồng chè ở Tân Sơn đang gặp khơng ít khó khăn địi hỏi phải có hướng đi mới để giá trị thu được từ cây chè tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương.

Quy mơ: Hiện tại trên đại bàn huyện có 02 làng nghề (làng nghề chè Hồng Văn, xã Văn Luông; làng nghề chè Mu vố, xã Mỹ Thuận), 01 Tổ hợp tác (tổ hợp tác sản xuất chè xanh, xã Long Cốc) chuyên sản xuất chè xanh.

Thị trường tiêu thụ: Trên địa bàn tỉnh, một số tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc…

Chề biến, bảo quản: Được chế biến từ nguyên liệu chè 1 tôm (búp), 2 -3 lá non theo phương pháp diệt men theo các cơng đoạn chính: Nun liệu (chè tươi) - Diệt men - Vị, sàng - Sấy - Phân loại - Đấu trộn, đóng hộp - Chè xanh thành phẩm; được bảo bao gói bằng túi nilon hoặc giấy bạc (giấy ba lớp theo thứ tự từ ngoài vào như sau: giấy thường, giấy parafin, giấy thiếc).

Đặc điểm, đặc trưng: Được đóng bằng máy hút chân khơng, bao gói bằng giấy bạc màng vàng, khối lượng 100gam; mặt chè xoăn đều,….., khơng lẫn cậng; màu nước pha có màu vàng trong, sáng, thơm tự nhiên, khơng có mùi lạ; có vị đậm, dịu.

Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2018 - 2020, diện tích trồng chè liên tục gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018, diện tích trồng chè là 3.470,2 ha. Tuy nhiên, cho đến năm 2019 diện tích trồng chè tiếp tục tăng lên và đạt 3.515 ha và tăng tiếp lên 3.831 ha vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt 5%/năm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích chè đã cho sản phẩm ở mức tương đối cao (trên 90% tổng diện tích trồng chè). Điều này đã giúp cho đời sống kinh tế của các hộ nông dân trồng chè bắt đầu đi vào ổn định.

Năng suất trồng chè cũng có xu hướng gia tăng từ 117 tạ/Ha (năm 2018 tăng lên 118 tạ/ha (năm 2020). Sản lượng chè búp tươi của hộ cá thể cũng gia tăng đáng kể từ 112 tạ/ha lên 119 tạ/ha trong giai đoạn này. Việc trồng mới, trông lại cũng được hộ dân trên địa bàn huyện thực hiện để thay thế các diện tích trồng chè đã cằn cỗi đồng thời ở rộng diện tích quy mơ của sản phẩm chè tại địa phương.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Diện tích Ha 3.470,2 3.515,0 3.831,5 1,29 9,00 - Diện tích chè của các hộ cá thể Ha 2.482,2 2.527,0 2.843,5 1,80 12,52 - Diện tích chè của các hộ cá thể cho sản phẩm Tạ/ha 2.470,9 2.413,0 2.703,3 -2,34 12,03

Năng suất Tạ/ha 112,0 117,0 118,0 4,46 0,85

Sản lượng lượng chè búp tươi hộ

cá thể Tấn 27.674,1 28.232,1 31.899,3 2,02 12,99

Trồng mới, trồng lại Ha 20 26,5 37,5 32,50 41,51

Nguồn: Báo cáo tổng kết SXNN phát triển nông thôn huyện Tân Sơn, 2018 - 2020

2.2.1.2. Gà nhiều cựa Tân Sơn

Đây là loại gia cầm tương đối đặc trưng và có tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện Tân Sơn. Số liệu thống kê của phịng nơng nghiệp cho thấy, Quy mơ: Tổng đàn 15.000 con, trong đó gà mái sinh sản 900 con, gà hậu bị 3.000 con, gà thương phẩm trên 10.000 con; sản lượng 20 - 25 tấn/năm, tổng số hộ nuôi 750 hộ. Khả năng cung ứng, sản xuất con giống: Với tổng đàn gà mái sinh sản 900 con, tỷ lệ

đẻ 50 - 70 quả/mái/năm; một năm có thể sản xuất 40.000 con giống, các hộ dân tự sản xuất con giống để phục vụ chính gia đình mình; chưa có cơ sở, trang trại nào chuyên sản xuất con giống.

- Phương thức chăn nuôi: Đa số các hộ dân nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, gà được thả vào rừng, các bìa rừng, ngồi bãi, vườn...... từ sáng cho đến tối thì chúng tự động vào chuồng khơng phải bắt nhốt, thậm chí một số hộ cịn khơng có chuồng trại gà thả tự nhiên ngủ dưới gầm nhà sàn, đậu trên cành cây hoặc ở chung chuồng với gia súc khác, thức ăn của chúng tự kiếm ở ngoài tự nhiên chiếm khoảng 70%, gia chủ chỉ cho chúng ăn thêm vào buổi chiều tối khi chúng đi kiếm ăn về bằng các loại thức ăn ngô, lúa... chiếm 30%. Với phương thức chăn nuôi như vậy nên chất lượng thịt rất thơm ngon, đặt biệt.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trên đại bàn tỉnh, một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đặc biệt vào các ngày lễ, dịp tết cung không đủ cầu, tiêu thụ ở dạng thịt hơi(chưa qua chế biến, giết mổ).

Đặc điểm, đặc trương: Lơng có màu đỏ, đỏ nâu, vàng nhạt; mào cờ đỏ tươi có từ 6 - 7 khía; mỏ màu vàng đậm, vàng nhạt; đặc biệt chân có nhiều cựa (từ 3 - 8 cựa) các cựa mọc theo hàng dọc hoặc mọc thành chùm (cụm).

Đàn gà nhiều cựa là loại gia cầm nuôi đang được chú trọng để phát triển và mở rộng quy mô. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 - 2020, quy mơ đàn có xu hướng giảm đi đáng kể đặc biệt vào năm 2019, đàn gà nhiều cựa đã giảm từ 35.000 con xuống còn 20.000 con. Đến năm 2020, gà nhiều cựa đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt 50%.

Bảng 2.2. Tình hình phát triển chăn ni gà nhiều cựa trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Số con Con 35.000,0 20.000,0 30.000,0 -42,86 50,00

Số con xuất chuồng Con/năm 40.000,0 28.000,0 35.000,0 -30,00 25,00

Sản lượng Tấn 63,2 42,3 53,7 -33,07 26,95

Nguồn: Báo cáo tổng kết SXNN phát triển nông thôn huyện Tân Sơn, 2018 - 2020

Hiện nay, huyện Tân Sơn đang sở hữu diện tích rừng tự nhiên rất lớn với 68.000 ha tổng diện tích tự nhiên thì diện tích đất lâm nghiệp của Tân Sơn chiếm tới

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 85)